Học Tốt Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

  • Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV trang 1
  • Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV trang 2
  • Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV trang 3
Bàíl6
Sự SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN cuôì THẾ KỈ XIV
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tinh hình kinh tế-xã hội
Tình hình kinh tế
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm bị mất mùa, nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con...
Vương hầu, quí tộc, nhà chùa, địa chủ chiếm nhiều ruộng đất. Ruộng đất công làng xã bị xâm chiếm, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.
Tinh hình xã hội
Vua, quan, quí tộc ăn chơi sa đọa.
Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.
Nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham Pa và yêu sách của nhà Minh.
. - Nông dân, nô tì nổi dậy khởi nghĩa.
+ Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ khởi nghĩa, bị đàn áp, khởi nghĩa thất bại. Đến năm 1358, Ngô Bệ lại nổi dậy, đến đầu năm 1360 thị bị giết.
+ Năm 1379, Nguyễn Thanh tụ tập nông dân khởi nghĩa ở vùng sông Chu, Nguyễn Kỵ hoạt động ở Nông cống. Cùng năm, Nguyễn Bổ nổi dậy ở Bắc Giang.
+ Đầu năm 1390, Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quốc Oai.
+ Năm 1399, Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy khởi nghĩa ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.
Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly
Nhà Hồ thành lập
Cuối thế kỉ XIV, các cuộc đâ'u tranh của nông dân đã làm cho nhà Trần suy yếu, làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút.
Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ thành lập.
Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
về chính trị:
+ Thay thế các võ quan cao cấp do quí tộc tôn that họ Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng.
+ Đổi tên một số đơn vị hành chính và qui định cụ thể rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
+ Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
về kinh tê'tài chính:
+ Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
+ Ban hành chính sách hạn điền, qui định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. về xã hội:
+ Ban hành chính sách hạn nô
+ Những năm có nạn đói, nhà Hồ bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
về văn hóa, giáo dục:
+ Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
+ Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử học tập.
về quân sự:
Tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quí tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quí tộc, tôn thất họ Trần, tăng nguồn thu nhập và quyền lực của nhà nước, cải cách văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ.
Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sông đông đảo nhân dân.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Từ khi nào, nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp?
Từ nửa sau thế kỉ XIV.
Từ năm 1390.
c. Từ cuối thế kỉ XIV.
D. Từ đầu thế kỉ XIV.
Người dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần là
Hồ Quý Ly.
Chu Văn An.
c. Nguyễn Phi Khanh.
D. Ngô Bệ.
Nhà Hồ thành lập vào thời gian nào?
Năm 1407.
Năm 1379.
c. Năm 1390.
D. Năm 1400.
Quốc hiệu Đại Ngu có từ khi nào?
Năm 1396.
Năm 1401.
c. Năm 1400.
D. Năm 1397.
Câu 2. Nêu mặt tích cực và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.