SGK GDCD 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

  • Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 1
  • Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 2
  • Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 3
  • Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 4
  • Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 5
  • Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 6
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ TÀI NGÚYÊN thiên nhiên
© THÔNG TIN, Sự KIỆN
Thông tin
• Trong các thập niên cuối của thế kỉ XX, Nhà nước ta đã có những giải pháp hữu hiệu, những chính sách thích hợp nhằm hạn chế và ngăn chặn nạn xâm hại rừng, ngăn chặn tình trạng suy giảm rừng, kiểm soát các thảm hoạ mất rừng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường (xem bảng).
Bảng diễn biến tỉ lệ (%) đất có rừng che phủ
Nám
Chỉ số thông tm'-'-^
hiện ừạng rừng liên quarC\^
đến môi trường
1950-
1960
1960-
1970
1970-
1980
1980-
1990
1990-
1997
2000 -
2001
Tỉ lệ (%) độ che phủ của rừng và quần thể cây thân gỗ lưu niên tập trung
41%
29%
28,7%
27,2%
28,8%
33,2%
Hiệu quả về môi trường
Phòng
hộ cao
Suy
giảm
rõ rệt
Kém
Rất
kém
Khói
phục
dần tính
năng
phòng
hộ
Khôi phục
dần tính
năng
phòng hộ
Nhũng diện tích rừng rộng lớn ở nước ta đã bị tàn phá, huỷ diệt bởi các kĩ thuật và phương thức chiến tranh hiện đại do giặc ngoại xâm gây ra trong 30 năm (1945 - 1975).
Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy luật, không tuân thủ các biện pháp lâm sinh, không đảm bảo tái sinh rừng liên tục làm cạn kiệt tài nguyên.
Từ năm 1991 đến năm 2000, nạn lâm tặc hoành hành, số gỗ bắt được từ lâm tặc trong phạm vi kiểm soát lên tới 200.000 m3, trên thực tế còn lớn hơn nhiều.
Du canh du cư, phá rừng lấy đất canh tác, dẫn đến việc gây ra nhiều vụ cháy rừng. Khai thác mở rộng các nông trường không quy hoạch bền vững, cũng xâm hại tới tài nguyên rừng. Ví dụ : Năm 2000, do giá cà phê giảm, 180 nghìn héc ta cà phê bị phá đã ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường, gây hoang hoá đất trên diện tích rộng.
(Theo Chương 7, Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2001)
Sự kiện
Trong hai ngày 4 và 5-9-2013 liên tục xảy ra lũ quét tại huyện Sa Pa, Văn Bàn, Bát Xát... Sáng ngày 5-9, nước lũ đã cuốn trôi cả khu tập thể của Trường Trung học cơ sở Bản Khoang (Sa Pa) khiến cả chục thầy cô bị cuốn theo dòng nước và đất đá.
Mưa lũ cũng đã cuốn trôi 47 ngôi nhà, làm hư hỏng 27 nhà, thiệt hại 1.725 héc ta diện tích hoa màu, lúa, nhiều tuyến đê kè, đường giao thông bị hỏng, sạt lở. Riêng tỉnh lộ 155 qua xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai bị sạt lở 2O.OOOm3.
Trận lũ quét tối ngày 4-9, khiến trung tâm xã Bàn Khoang sập nhiều ngôi nhà, cuốn trôi cả chục giáo viên. (Ảnh : Lao Trần)
Người dân tìm kiếm được thi thể các nạn nhân trong cơn lũ quét ở Sa Pa ngày 5-9.
(Ảnh : CTV)
(Theo Báo VnExpress, ngày 6-9-2013)
• Trong những ngày đầu tháng 10-2000, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có mưa to ỏ' nhiều nơi, gây lũ lớn. ơ huyện Króng Nô mưa làm ngập 120 héc ta cà phê, 40 héc ta lúa, 200 căn nhà. trong đó có 68 nhà ngập sâu gần 2m. Tỉnh lộ 4 ngập sâu trong nước từ 0,5m đến 2,5m ; giao thông bị tắc hoàn toàn. Ở huyện Lắk, trên 500 héc ta lúa, hoa màu và 250 nhà dân bị ngập. Quốc lộ 27 bị lũ cuốn đứt 2 đoạn, giao thông trên tuyến bị tê liệt. Hai người dàn bị chết vì lũ cuốn.
(Theo Báo Lao động, ngày 12-10-2000)
Gợi ý
Em hãy cho biết nguyên nhân (do con người gây ra) dẫn đến hiện tượng lũ lụt.
Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống của con người.
Em hãy nêu mối quan hệ giữa các thông tin và sự kiện kê trên.
Em hiểu thế nào là môi trường ? Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người ? Cho một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.
© NỘI DUNG BÀI HỌC
Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ...), hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, khói bụi, rác, chất thải).
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý, hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường ; ngãn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra ; khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, huỷ họại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.
Ngày 5 tháng 6 hằng nãm được Liên hợp quốc chọn làm ngày “Môi trường thế giới”.
• Thành ngữ : Rừng vàng, biển bạc.
© BÀI TẬP
Trong các biện pháp dưới đây, theo em, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường ?
Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở ;
Xây dựng các quy định về bảo vệ rímg, bảo vệ-nguồn nước và bảo vệ động vật quý, hiếm ;
Khai thác nước ngầm bừa bãi;
Sử dụng phân hoá học và các hoá chất báo vệ thực vật vượt quá mức quy định ;
Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp xử lí rác, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.
Trong các hành vi sau đây, hành vi nào gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường ?
Khai thác thuỷ, hải sản bằng chất nổ ;
Săn bắt động vật quý, hiếm trong rỉmg ;
Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước ;
Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải tạo rừng ;
Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc ;
Phá rừng để trồng cây lương thực.
Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa ba phương án. Theo em, nên chọn phương án nào ?
Phương án 1 : Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Phương án 2 : Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.
Phương án 3 : Mở rộng quy mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số lượng).
Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm xúc của em về môi trường và thiên nhiên sau chuyến tham quan, du lịch.
đ) Sau khi học xong bài này, theo em, học sinh chúng ta sẽ phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, g) Hãy giải thích câu thành ngữ “Rừng vàng, biển bạc”.