SGK GDCD 7 - Bài 4: Đạo đức và kỉ luật

  • Bài 4: Đạo đức và kỉ luật trang 1
  • Bài 4: Đạo đức và kỉ luật trang 2
  • Bài 4: Đạo đức và kỉ luật trang 3
© TRUYỆN ĐỌC
Một tấm gương tận tuy vì việc chung
Nguyễn Phi Hùng là một trong tám người, đại diện cho hơn một trăm anh em trong đội Cắt cây, tỉa cành của Công ti Công viên - Cây xanh đường phố Hà Nội được cử đi dự Hội nghị biểu dương “Người tốt việc tốt’’ của Thành phố tổ chức ở Cung Vãn hoá hữu nghị Hà Nội*1
Nói về công việc, Hùng tâm sự : “Lúc đầu, ngồi chót vót trên cây cao cách mặt đất mấy chục mét cũng “hốt”(2\ hoa mắt chóng mặt, phải ôm lấy thân cây, không dám nhìn xuống đất, sau rồi cũng quen dần. Nhưng dù lần đầu hay khi đã quen cũng đều phải thực hiện rất nghiêm ngặt quy định bảo hộ lao động khi làm việc, phải qua huấn luyện về quy trình kĩ thuật, nhất là về an toàn lao động mới được lên cây. Khi trèo cây phải khoác lên người đủ thứ : dây bảo hiểm, thừng lớn, cưa tay, cưa máy...”
Được hỏi khó khán nhất trong nghề nghiệp của anh là gì ? Anh kể : Cây trong thành phố người ta buộc, vắt vào nó bao nhiêu là thứ : dây điện, dây điện thoại, biển quáng cáo... chằng chịt. Sợ nhát là dây điện, gặp chỗ dây hở, dây trần điện cao thế, không cẩn thận, không thực hiện nghiêm ngặt kỉ luật lao động sẽ rất nguy hiểm. Muốn hạ một cây phải có một bộ phận cán bộ chuyên môn đi khảo sát trước từng cây, ghi số vào sổ và .phải có lệnh của Công ti cho chật, mới được chặt, đâu có phái tự ý muốn chặt, cắt cây nào cũng được. Mọi việc phải làm xong trước tháng 7, trước mùa mưa bão. Vào mùa này, phải trực 24/24 giờ. Nhiều khi cây đổ, cành gẫy phải làm việc suốt ngày đêm trong mưa rét, quần áo ướt sũng để sớm khắc phục hậu quả, giải phóng mặt đường. Làm việc vất vả, thầm lặng, thu nhập lại thấp hơn so với nhiều nghề khác, nhưng Hùng cũng như anh em trong Đội vẫn vui vẻ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hùng không bao giờ đi muộn về sớm, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận việc khó khăn nguy hiểm... Anh luôn được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu quý, vì Phi Hùng luôn phát huy phẩm chất đạo đức và kỉ luật của anh bộ đội Cụ Hồ. Anh xứng đáng với danh hiệu “Người tốt việc tốt” của Thành phố.
Phỏng theo Giang Quản
(trong cuốn Những hông hoa đẹp, NXB Hội Nhà vãn)
Chú thích
Cung Văn hoá hữu nghị Hà Nội: Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô (trước đây).
Hốt: sợ.
Gợi ý
Những việc làm nào chúng tỏ anh Hùng là người có tính kỉ luật cao ?
Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc ?
Để trở thành người sống có đạo đức, vì sao chúng ta phải tuân theo kì luật ?
© NỘI DUNG BÀI HỌC
Đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.
Kỉ luật là những quy định chung cùa một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan...) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.
Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.
© BÀI TẬP
Trong những hành vi dưới đây, thèo em, hành vi nào vừa biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỉ luật ?
Không nói chuyện riêng trong lớp ;
Quay cóp trong khi thi ;
Luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn ;
Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường ;
Luôn hối hận khi làm điều gì sai trái ;
Không hút thuốc lá, không uống rượu ;
Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của một số bạn học sinh hiện nay và tác hại của nó.
Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ vào ngày chủ nhật, vì vậy, thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật.
Có bạn ỏ' lớp cho rằng Tuấn là học sinh thiếu ý thức tổ chức ki luật.
Em có đồng tình với ý kiến trên không ? Vì sao ?
Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ làm gì để Tuấn được tham gia sinh hoạt với tập thể lớp trong những ngày chủ nhật ?
Em có dự định gì về rèn luyện đạo đức và kỉ luật trong những nãm tháng còn là học sinh ?