SGK GDCD 7 - Bài 3: Tự trọng

  • Bài 3: Tự trọng trang 1
  • Bài 3: Tự trọng trang 2
  • Bài 3: Tự trọng trang 3
  • Bài 3: Tự trọng trang 4
  • Bài 3: Tự trọng trang 5
o TRUYỆN ĐỌC
Một tâm hồn cao thượng
Đây là một câu chuyện có thật do chính người trong truyện thuật lại. Ông là một giáo viên người Anh. Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động, nghẹn ngào. Ông nói :
Nhà tôi ớ một phố giữa Thủ đô Luân Đôn. Một hôm, tôi vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới ; mặt mũi gầy gò, xanh xao ; chìa những bao diêm khẩn khoản mời tôi mua giúp một bao.
Tôi mở ví tiền và chép miệng :
Rất tiếc là tôi không có xu lẻ.
Thưa ông, không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chỉ chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa.
Tôi chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự :
Thật chứ ?
Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá.
Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực và tự hào tới mức làm tôi tin và giao ngay cho cậu một đồng tiền vàng. Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở lại. Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé. Nửa giờ sau, chờ mất công, tôi lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ : “Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này” !
Vài giờ sau, khi trở về nhà. tôi ngạc nhiên, thấy có một cậu bé đang đợi tôi. Diện mạo cậu bé này rất giống cậu bé đã cầm tiền của tôi, nhung nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn tuyệt vọng :
Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho Rô-be một đồng tiền vàng không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp :
Thưa ông, đây là tiền lẻ hoàn lại... Rô-be nhờ cháu... mang đến trả ông... Rô-be là anh cháu... chúng cháu mồ côi... Anh cháu không thể mang tiền trả ông được... vì anh ấy... bị xe chẹt*... đang nằm ở nhà và khó lòng... sống nổi...
Em bé không nói được hết câu vì nhũng tiếng nấc xé lòng. Tôi sũng sờ cả người, tim se lại vì hối hận, hỏi dồn :
Vậy bây giờ Rô-be ở đâu ? Hãy dẫn tôi đến.
Sau khi dùng lại một chút trước chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, em bé nói :
Thưa ông, đây là nhà chúng cháu.
Trong một góc tối của căn hầm, cạnh chiếc bếp lò cũ kĩ đã tắt ngấm từ lâu. giữa một đống giẻ rách, tôi nhận ra Rô-be nằm dài, bất động. Mặt em lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống.
Rô-be đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt :
Thưa ông, ông hãy lại gần đây.
Tôi quỳ xuống bên em, cầm lấy bàn tay em - bàn tay khẳng khiu, gầy gò, đáng thương, lạnh ngắt.
Sác-lây, em đưa tiền trả ông rồi chứ ?
Cậu bé gật đầu, mắt vẫn sưng mọng.
... Ôi ! Đấy, ồng xem, cháu không phải là đứa dối trá mà.
Tôi cúi sát xuống người em, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn và nói với Rô-be rằng : “Em hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Sác-lây cho em”. Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Rô-be, để cái chết của em được thanh thản.
Bàn tay khốn khổ của em nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần...
Em bé nghèo túng của tôi đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi như vậy đây. Cái chết đó làm cho tôi thấy rằng, trong cuộc đời tôi chưa hề được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ nghèo nàn.
(Theo Truyện ngắn nước Anh')
Chú thích
Bị xe chẹt: bị đụng xe, bị tông xe...
Gợi ý
Vì sao Rô-be lại nhờ em mình là Sác-lây đến trả lại tiền cho người mua diêm - tác giả câu chuyện trên ?
Việc làm đó thể hiện đức tính gì ?
Hành động của Rô-be đã tác động thế nào đến tình cảm của tác giả ? Vì sao ?
© NỘI DUNG BÀI HỌC
Tự trọng .là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ : cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.
Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người yà nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
Tục ngữ : - Chết vinh còn hơn sống nhục.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Danh ngôn : “CV?Z có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận ".
A.x. Pu-skin
© BÀI TẬP
Em hãy cho biết, trong các hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính tự trọng ? Giải thích vì sao ?
Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn ;
Dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng thực hiện bằng được lời hứa của mình ;
Khi có khuyết điểm và được nhắc nhờ, Nam đều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sửa chữa ;
Chỉ những bài kiểm tra nào được điểm cao Tâm mới đem khoe với bố mẹ, còn điểm kém thì giấu đi ;
Đang đi chơi cùng bạn bè, Lan rất xấu hổ khi gặp cảnh bố hoặc mẹ mình lao động vất vả ;
Kể lại một số việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tính tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.
Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng ?
Em hãy kể lại một câu chuyện nói về tính tự trọng.
đ) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.