SGK GDCD 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo

  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 1
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 2
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 3
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 4
o TRUYỆN ĐỌC
Bốn mươi nỡm vần nghĩa nạng tình sâư
Mới hơn bảy giờ sáng mà sân trường đã nhộn nhịp. Tám giờ, thầy Bình đến. Mọi người chạy đến vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm. Không khí thật cảm động. Thầy Bình ngỡ ngàng nhớ lại những học trò này bốn mươi năm về trước trong buổi chia tay thầy khi tốt nghiệp lớp 7A Trường cấp II* Tân Mao. Chỉ có điều khác, trước mặt thầy giờ đây là những người đã đứng tuổi, “chững chạc” hơn, nhiều người tóc đã điểm bạc. Nhiều người trên ngực lấp lánh huân chương, huy chương, ghi nhận những chiến công, thành tích trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thầy trò tay bất mặt mừng, nhoè lệ trong ngày gặp mặt...
Ông Nam, nguyên là lớp trưởng, vẫn cái giọng ngày xưa : “Tất cả chú ý ! Nghiêm !”, rồi hạ giọng hóm hỉnh : “Kính mời thầy và mời tất cả các bạn vào lớp để học bài Tình thầy trò”. Tất cả cười vang vui vẻ và kéo vào lớp học cũ.
Lớp 7A bây giờ được xây lại đẹp và khang trang hơn xưa nhiều, nền nhà lát đá hoa, có cửa kính, quạt trần... Vừa vào đến lớp, ông Nam mời thầy Bình lên bục giảng như trước đây và mọi người tự tìm chỗ ngồi cũ của mình. Ba mươi hai học sinh cũ có mặt lại ngồi đúng chỗ của mình như cách đây bốn mươi nãm về trước. Bài học hôm nay không phải là nghe thầy Bình giảng mà là thầy nghe học sinh cũ nói về những kỉ niệm thầy trò, bày tỏ lòng biết ơn và báo cáo với thầy về những công việc của mỗi người trong những năm qua.
Từng người, từng người đứng lên tự giới thiệu về mình. Biết bao kỉ niệm giữa thầy và trò được nhắc lại làm ai nấy đều bồi hồi, xúc động. Đã quá trưa mà buổi gặp mặt vẫn chưa kết thúc được.
Ông Nam, lớp trưởng năm xưa, nay là Trưởng ban liên lạc học sinh cũ của lớp, thay mặt nhũng người dự họp đứng lên phát biểu, bày tỏ tình cảm chân thành của những học trò cũ đối với người thầy đã cho họ kiến thức và tình yêu trong cuộc đời.
Buổi gặp mặt kết thúc, thầy và trò lưu luyến mãi không muốn ra về.
Yên Thái
Chú thích
Cấp II: tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay.
Gợi ý
Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự kính trọng và biết ơn của những học sinh cũ đối với thầy Bình ?
Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo ?
Em hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong học sinh hiện nay.
© NỘI DUNG BÀI HỌC
Tôn sư trọng đạo là : Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi lúc mọi nơi ; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy.
Tục ngữ :	Không thầy đố mày làm nên.
Châm ngôn : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
© BÀI TẬP
Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ? Hành vi nào cần phê phán ? Vì sao ?
Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Nãm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô ;
Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập ;
Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhàn ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1 ;
Giờ trả bài Tập làm văn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.
Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo ?
Ân trả, nghĩa đền.
Không thầy đố mày làm nên.
Ăn khoai nhó' kẻ cho dây mà trồng.
Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
(Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).