SGK GDCD 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá

  • Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá trang 1
  • Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá trang 2
  • Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá trang 3
  • Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá trang 4
0 TRUYỆN ĐỌC
Một gia đình vãn hoá
Cô Hoà là một y tá có dáng người nhỏ nhắn và gương mặt dễ mến. Nhiều năm qua, cô đã cùng chồng con nỗ lực phấn đấu xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hoá tiêu biểu.
Ai đến thăm ngôi nhà xinh xắn của gia đình cô cũng thấy đó là một gia đình hạnh phúc. Chồng cô là bác sĩ, đang công tác tại Trung tâm Y tếhuyện nhà. Cô chú có một con trai đang học lớp 6. Là một phụ nữ đảm đang, cô vừa hoàn thành tốt công tác ở cơ quan, vừa quán xuyến việc nhà, chăm sóc, nuôi dạy con chu đáo. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, cô chú lo tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, trồng míâ và rau quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngôi nhà nhỏ bé gia đình cô đang sống chính là kết quả công sức lao động và tiết kiệm của cô chú trong nhiều năm qua. Trong gia đình cô, mọi người luôn chia sẻ, giúp đỡ nhau mọi công việc. Bạn Tú,
Trong nhà cô, đồ đạc được xếp đặt gọn gàng, đẹp mắt. Mọi sinh hoạt của gia đình đều có giờ giấc nhất định, ai cũng chăm lo hoàn thành công việc của mình. Không khí gia đình luôn đầm ấm vui vẻ. Bữa cơm chiều là lúc mọi người quây quần, chia sẻ với nhau những điều vui buồn sau một ngày lao động, học tập. Buổi tối, người nào việc ấy : cô chú đọc sách báo hoặc trao đổi công việc chuyên môn, bạn Tú ngồi vào góc học tập của mình. Cô chú luôn là tấm gương sáng cho con và chú ý rèn cho con những thói quen tốt. Vì vậy, Tú luôn là một học sinh chăm ngoan. Năm năm liền, bạn đều đạt danh hiệu “Học sinh giỏi”. Cô chú đều được công nhận là Chiến sĩ thi đua của tỉnh nhiều nãm.
Gia đình cô Hoà còn tích cực đóng góp xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. Cô chú đã gương mẫu đi đầu và vận động bà con thường xuyên làm vệ sinh mòi trường và chống các tệ nạn xã hội. Cô chú luôn quan tâm giúp đỡ bà con lối xóm. Ai ốm đau, bệnh tật tìm đến nhà cũng đều được cô chú tận tình giúp đỡ.
Phỏng theo Đào Khải
(Bản tin số 4/ 2001 của Ban Chi đạo
xây dựng đời sống văn hoá, Bộ Vãn hoá - Thông tin)
Gợi ý
Em có nhận xét gì về nếp sống của gia đình cô Hoà ?
Mọi thành viên trong gia đình cô Hoà đã làm gì để xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hoá ?
Theo em, thế nào là gia đình văn hoá ?
Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người trong gia đình cần phải làm gì ?
© NỘI DUNG BÀI HỌC
Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần thực hiện tốt bổ’n phận, trách nhiệm của mình với gia đình ; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
Gia đình thực sự là tổ ấm, nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình có bình yên thì xã hội mới ổn định. Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
Học sinh góp phẩn xây dựng gia đình văn hoá bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thưong yêu anh chị em ; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
• Danh ngôn :
“Cơn người ta có ba điều bất hạnh : cái chết, sự già nua và con cái hư hỏng. Sự già nua là điều không tránh khỏi, cái chết rất nghiệt ngã. Trước những nỗi bất hạnh này, không ai đóng kín cửa nhà mình lại được. Nhưng gia đình có thể phòng ngừa những đứa con hư như phòng ngừa hoả hoạn. Điều này không chỉ tuỳ thuộc vào cha mẹ các em mà còn tuỳ thuộc vào các em là những đứa con".
V.A. Xu-khòm-Iin-xki
© BÀI TẬP
Hãy tìm hiểu kĩ nội dung và các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá tại địa phương em và nhận xét việc thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hoá của gia đình em, của bản thân em.
Em hãy nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau :
Gia đình đông con ;
Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi;
Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.
Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ ?
Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Theo em, làm thế nào để có được sự hoà thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình ?
Em đồng ý với những ý kiến nào-sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý :
Việc nhà là việc của mẹ và con gái;
Trong gia đình nhất thiết phải có con trai ;
Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trong gia đình ;
Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc ;
Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình ;
Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình ;
Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá.
đ) Em có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của con cái trong gia đình qua kinh nghiệm của bản thân và qua câu nói của Xu-khôm-lin-xki ?
Theo em, những gia đình sau đây có ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội như ' thế nào ?
Gia đình có cha mẹ bất hoà ;
Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu (làm ăn bất chính, nghiện hút...);
Gia đình có con cái hư hỏng (ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe...).
g) Hãy kể tên những việc của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá ?