SGK GDCD 7 - Bài 17: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Bài 17: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 1
  • Bài 17: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 2
  • Bài 17: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 3
  • Bài 17: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 4
  • Bài 17: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 5
  • Bài 17: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 6
—\Bai 17/
NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
0 THÔNG TIN, Sự KIỆN
• Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ hi sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông - Nam châu Á.
Tiếp đó, suốt mấy chục năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc nước ta đã liên tục chiến đấu, lập nên những chiến công oanh liệt, đặc biệt là Chiến 54
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, ngày 2-9-1945 (Anh : Thông tấn xã Việt Nam)
dịch Điện Biên Phủ năm 1954
và Chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử năm 1975, đánh thắng
hai cuộc chiến tranh xâm lược
của thực dân và đế quốc, giải
phóng hoàn toàn đất nước,
thống nhất Tổ quốc, hoàn
thành cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dàn. Ngày 2 tháng 7
nãm 1976, Quốc hội nước Việt
Nam thống nhất đã quyết định
đổi tên nước là Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam : cả
nước bước vào thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
(Theo Lời nói đầu Hiến pháp Việt Nam năm 1992)
• “... Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
..= Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính rnạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Trích Tuyên ngôn Độc lập)
Gợi ý
Nước ta - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời từ bao giờ và khi đó ai là Chủ tịch nước ?
Nhà nước Việt Nam Dàn chủ Cộng hoà ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào ? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo ?
Nước ta đổi tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào ? Tại sao đổi tên như vậy ?
Hãy cho biết Nhà nước ta là Nhà nước của ai.
Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước cấp trung ương
Quốc hội
Chính phú
Toà án nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(I)
Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
HĐND tinh (thành phố)
UBND tỉnh (thành phố)
Toà án nhãn dân tỉnh (thành .phố)
Viện kiểm sát nhân dãn tỉnh (thành phố)
(II)
Bộ máy nhà nước cấp huyện, (quận, thị xã. thành phố thuộc tinh)
HĐND huyện (quận, thị xã)
UBND huyện (quận, thị xã)
Toà án nhàn dân huyện (quận, thị xã)
Viện kiêm sát nhân dân huyện (quận, thị xã)
(III)
Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn)
HĐND xã (phường, thị trấn)
UBND xã (phường, thị trấn)
(IV)
Gợi ý
Em hãy tìm hiểu sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước và trả lời những câu hỏi :
Bộ máy nhà nước được phân chia thành mấy cấp ? Tên gọi của từng cấp ?
Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm có những cơ quan nào ?
Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) gồm có những cơ quan nào ?
Bộ máy nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phô' thuộc tỉnh) gồm có những cơ quan nào ?
Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào ?
Quốc hội : Là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ và quyền hạn :
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp ; làm luật và sửa đổi luật;
Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ;
Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.
(Theo Điều 69 và 70 Hiến pháp Việt Nam năm 2013)
Chính phủ : Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, có nhiệm vụ và quyền hạn :
Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ly ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân ; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
(Theo Điều 94 và 96 Hiến pháp Việt Nam năm 2013)
Hội đồng nhân dân : Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra và được Nhân dân địa phương giao nhiệm vụ :
Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
(Theo Điều 113 Hiên-pháp Việt Nam năm 2013)
Uỷ han nhân dân : Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
(Theo Điêu 114 Hiến pháp Việt Nam năm 2013)
Toà án nhân dân : Là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ cống lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(Theo Điếu 102 Hiến pháp Việt Nam năm 2013)
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
(Theo Điều 107 Hiến pháp Việt Nam năm 2013)
Sơ đồ phân công bộ máy nhà nước
Gợi ý
Em hãy tìm hiểu sơ đồ phân công bộ máy nhà nước và trả lời những câu hỏi :
Bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan nào ?
Mỗi loại cơ quan gồm những cơ quan cụ thê nào ? Kê’ tên các cơ quan đó.
Vì sao Quốc hội được gọi là cơ quan đại biêu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ?
Vì sao Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương ?
đ) Vì sao Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội ?
Vì saơ Uỷ ban nhân dân được gọi là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân ?
g) Theo em, công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đại biểu do mình bầu ra và đối với cơ quan nhà nước ?
© NỘI DUNG BÀI HỌC
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước của nhàn dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Bởi vì, Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đàng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, trong đó gồm có bốn loại cơ quan được phàn định theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau :
Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân, đó là Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Các cơ quan hành chính nhà nước : Chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp.
Các cơ quan xét xử : Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) và các Toà án quân sự.
Các cơ quan kiểm sát : Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) và các Viện kiểm sát quân sự.
Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân ; bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.
đ) Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
© BÀI TẬP
Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân ?
Theo em, những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ? Tại sao ?
Những cơ quan nào được gọi là cơ quan hành chính nhà nước ? Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ?
Em hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng.
Chính phủ làm nhiệm vụ :
Biểu quyết thông qua Hiến pháp, luật;
Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật.
Chính phủ do :
Nhân dân bầu ra ;
Quốc hội bầu ra.
Uỷ ban nhân dân do :
Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra ;
Nhân dân bầu ra ;
Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
đ) Vì sao công dân có nghĩa vụ tuân theo pháp luật ?
Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết.