SGK Tin Học 9 - Bài 12. Thông tin đa phương tiện

  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 1
  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 2
  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 3
  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 4
  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 5
  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 6
  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 7
  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 8
  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 9
  • Bài 12. Thông tin đa phương tiện trang 10
BÀ112
Thông tin đa phương tiện
Đa phương tiện là gì?
Hàng ngày con người tiếp nhận và xử lí thông tin thuộc nhiều dạng khác nhau, trong số đó có các dạng cơ bản là văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Trong một số trường hợp, thông tin được tiếp nhận chỉ thuộc một dạng cơ bản, chẳng hạn khi đọc truyện (dạng văn bản), xem triển lãm tranh (dạng hình ảnh) hoặc nghe nhạc (dạng âm thanh). Trong một số trường hợp khác, chúng ta tiếp nhận nhiều dạng thông tin khác nhau một cách đồng thời. Ví dụ:
Khi xem phim tài liệu trên ti vi chúng ta vừa nghe lời bình, nhạc nền vừa xem các hình ảnh và có thể có cả những dòng chữ.
Xem nội dung (văn bản, hình ảnh,...) được trình chiếu trên màn rộng, đồng thời lắng nghe giải thích của người trình bày trong cuộc hội thảo.
Xem ca sĩ hát có vũ đạo phụ hoạ là vừa xem biểu diễn vừa cảm thụ âm nhạc và giọng hát.
Những trường hợp trên là một vài ví dụ điển hình về tiếp nhận thông tin đa phương tiện.
Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đổng thời.
Công nghệ máy tính có thể tạo ra các sản phẩm thể hiện thông tin đa phương tiện và được gọi là sản phẩm đa phương tiện. Hiện nay người ta thường hiểu sản phẩm đa phương tiện là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.
Một số ví dụ về đa phưong tiện
Từ trước tới nay, đa phương tiện đã được sử dụng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu truyền đạt thông tin, ngay cả khi không sử dụng máy tính. Ví dụ:
Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh).
Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ, các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.
Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như:
-Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đổ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),...
a) Bức tranh “Đêm sao” của danh hoạ	b) Đoạn phim quảng cáo iPhone
Van Gogh trên một trang web	trên website YouTube
c) Bản đồ số (vịnh Hạ Long) có tích hợp dữ liệu từ trang Google Maps Hình 86. Một số dạng dữ liệu trên trang web
Bài trình chiếu với hình ảnh, tệp âm thanh, đoạn phim,... được chèn vào các trang chiếu. Khi trình chiếu, ngoài việc hiển thị văn bản và hình ảnh, ta có thể kích hoạt âm thanh và đoạn phim.
-Từđiển bách khoa đa phương tiện, trong đó việc giải thích từ, mô tả các khái niệm và hiện tượng được thể hiện bằng nhiều dạng thông tin như văn bản, âm thanh, ảnh động hoặc đoạn phim.
Đoạn phim có nội dung quảng cáo.
Phần mềm trò chơi.
a) Từ điển bách khoa đa phương tiện về tự nhiên
b) Một phần mềm trò chơi
Hình 87. Một vài sản phẩm đa phương tiện
Hiện nay, nhiều sản phẩm đa phương tiện đã được đưa lên Internet để phục vụ rộng rãi người dùng.
ưu điểm của đa phương tiện
Đa phương tiện có nhiều ưu điểm so với các dạng thông tin truyền thống nên sản phẩm đa phương tiện ngày càng phong phú và được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Dưới đây là một số ưu điểm chính của đa phương tiện:
Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn : Việc kết hợp và thể hiện nhiều dạng thông tin đồng thời cho phép các dạng thông tin bổ sung nội dung cho nhau. Nhờ thế thông tin có thể được hiểu một cách đầy đủ và nhanh hơn.
Chẳng hạn, hiện tượng tự nhiên như sấm, sét sẽ khó hiểu nếu chỉ được mô tả bằng chữ hoặc bằng lời nói nhưng nếu dùng kết hợp chữ với ảnh động, âm thanh sẽ giúp dễ hiểu hơn nhiều.
Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn : Việc kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý của con người hơn so với một dạng thông tin cơ bản. Ví dụ, truyện tranh sẽ sinh động, hấp dẫn hơn hẳn truyện toàn chữ về cùng một nội dung.
Thích hợp với việc sử dụng máy tính : Thay vì sử dụng bàn phím và các dòng lệnh bằng văn bản, chúng ta có thể sử dụng chuột và các biểu tượng trực quan trên màn hình để khai thác máy tính một cách thuận tiện hơn.
Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học.
Các thành phần của đa phương tiện
Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện gồm văn bản, hình ảnh, ảnh động, âm thanh, phim (đoạn phim) và các tương tác.
a) Văn bản
Văn bản (text) là dạng thông tin cơ bản, quan trọng nhất trong biểu diễn thông tin. Văn bản gồm các kí tự và có thể được thể hiện dưới nhiều dáng vẻ, kích thước khác nhau. Nhiều phông chữ phong phú đã được tạo ra để thể hiện văn bản trên màn hình máy tính (hoặc các phương tiện nghe nhìn khác) và in ra giây.
The Oneironauts
Inducing lucid dreams
Run 32 miles
SACRED GEOMETRY
Picking parts
Hình 88. Các thể hiện khác nhau của văn bản
Phông chữ được tạo bằng những phần mềm chuyên dụng. Có thể kể tên một số phần mềm như FontCreator, Fontographer, MetaFont,...
b) Âm thanh
Âm thanh (sound) là thành phần rất điển hình của đa phương tiện. Công nghệ xử lí âm thanh đã được phát triển từ rất lâu. Ngày nay, máy tính (với các phần mềm chuyên dụng) có thể thể hiện được tất cả các dạng âm thanh, từ đơn giản nhất là các tiếng động, các ca khúc ngắn cho đến các bản nhạc được chơi bởi dàn nhạc lớn.
Âm thanh cũng có thể được lồng ghép vào phim.
Âm thanh thường được đưa vào máy tính bằng micro, được ghi lại nhờ những phần mềm xử lí âm thanh và được lưu trữ dưới nhiều dạng như mp3, mp4, wma, midi,... Âm thanh được phát ra loa máy tính nhờ các phần mềm chơi nhạc (player).
Hình 89. Ghi lại và xử lí âm thanh trên máy tính
Ảnh tĩnh
Thông tin dạng hình ảnh có thể chia thành hai loại chính là ảnh tĩnh và ảnh động.
Ảnh tĩnh được hiểu là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó. Hiện nay công nghệ đã có thể hiển thị được hình ảnh trên màn hình máy tính với chất lượng rất cao, từ các bức tranh đơn giản cho đến các bức tranh, ảnh nghệ thuật phức tạp, nhiều chỉ tiết. Nhiều viện bảo tàng đã đưa toàn bộ các hình ảnh, tranh vẽ lên Internet.
Hình 90. Một bức ảnh được thể hiện trên máy tính
Hình 91. Triển lãm công nghệ 3D cho phép quan sát như không gian thực
Có thể sử dụng các phẩn mềm đồ hoạ như Microsoft Paint, Corel Draw,... để vẽ hình và tranh, ảnh có thể được chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số hoặc quét bằng máy quét (scanner). Hình ảnh được lưu trong máy tính dưới nhiều dạng khác nhau như bmp, jpg, gif,...
Hiện nay có nhiều phần mềm xử lí ảnh chuyên nghiệp để chỉnh sửa, thêm hiệu ứng làm tăng chất lượng ảnh.
Ảnh động
Về thực chất, ảnh động (animation) là sự kết hợp và thể hiện nhiều ảnh tĩnh trong những khoảng thời gian ngắn. Nhiều ảnh tĩnh khác nhau ở một vài chi tiết được thể hiện theo thứ tự thích hợp sẽ tạo cho mắt người cảm giác các chi tiết trên ảnh chuyển động, tương tự xem phim hoạt hình hoặc phim không lời.
Hình 92. Thể hiện dãy hình ảnh với các thay đổi nhỏ tạo nên ảnh động
Ảnh động thường được dùng phổ biến trong quảng cáo, thương mại và giáo dục.
Phim
Phim là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện và có thể được coi là dạng tổng hợp tất cả các dạng thông tin đã trình bày ở trên. Khi xem phim, ta có thể thấy chữ, ảnh tĩnh, ảnh động và nghe được âm thanh.
Phim được quay bằng máy quay phim kĩ thuật số.
a) Một đoạn phim gồm các khung hình	b) Máy quay phim kĩ thuật số
Hình 93. Một đoạn phim và máy quay phim
ứng dụng của đa phương tiện
Thông tin đa phương tiện ngày càng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Ngày nay, hầu như mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của cuộc sống xung quanh chúng ta đều ít nhiều liên quan đến và sử dụng đa phương tiện.
Sau đây là một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
a) Trong nhà trường
Trong nhà trường, giáo viên thường sửdụng hình ảnh, âm thanh để mô phỏng nội dung minh hoạ cho bài giảng. Môi trường đồ hoạ máy tính là lí tưởng cho việc mô phỏng kiến thức, mô phỏng các thí nghiệm ảo, mô phỏng vận động của thế giới tự nhiên.
Hiện nay, đa phương tiện (ví dụ như bài trình chiếu) đã được sử dụng giúp học sinh hiểu sâu hơn nội dung bài học và ghi nhớ nội dung đó lâu hơn.
Nhiều sản phẩm đa phương tiện ra đời nhằm giúp học sinh có thể tự học bằng máy tính.
Hình 94. Sản phẩm đa phương tiện hướng dẫn sử dụng máy tính b) Trong khoa học
Các nhà khoa học sử dụng đa phương tiện để mô phỏng các quá trình phát triển Trái Đất, quá trình hình thành các vì sao, sự tác động của con người đến môi trường sống,....
Trong y học
Trong y học, công nghệ đồ hoạ và đồ hoạ 3D được dùng trong các máy chụp và đo cắt lớp để chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau. Đa phương tiện cũng được dùng trong các kĩ thuật mổ nội soi, khám và chữa bệnh bằng máy tính.
Trong thương mại
Với sự trợ giúp của máy tính, đa phương tiện khiến cho công nghệ quảng cáo thương mại phát triển rất mạnh trong thời đại của Internet.
Trong quản lí xã hội
Đa phương tiện cũng được ứng dụng nhiều trong quản lí xã hội như quản lí bản đồ, quản lí đường đi trong thành phố. Bản đồ vệ tinh cho phép tính toán toạ độ chính xác dùng trong quân đội, an ninh, quốc phòng.
Trong nghệ thuật
Với khả năng thể hiện đổ hoạ đẹp mắt của máy tính, các bảo tàng nghệ thuật trực tuyến và công nghệ sản xuất phim hoạt hình hiện đang phát triển rất mạnh.
Hình 95. Bảo tàng quốc gia Hermitage (St Petersburg) trên Internet
Trong công nghiệp giải trí
Trò chơi trực tuyến với môi trường đồ hoạ 3D đang được nhiều công ti sản xuất với quy mô rất lớn, thu hút một lượng đông đảo người dùng trên toàn thế giới.
GHI NHỚ
Đa phương tiện là sự kết hợp nhiều dạng thông tin khác nhau và các thông tin đó có thể được thể hiện một cách đồng thời.
Đa phương tiện giúp hiểu thông tin một cách đầy đủ và nhanh hơn, đồng thời thu hút sự chú ý hơn.
Đa phương tiện có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như giáo dục, nghệ thuật, y tế, khoa học, thương mại.
Câu hỏi và bài tập
Đa phương tiện là gì? Hãy nêu một số ví dụ về đa phương tiện.
Hãy cho biết một số ưu điểm của đa phương tiện.
Hãy liệt kê các thành phần của đa phương tiện.
Hãy liệt kê một số phần mềm hoặc thiết bị được sủ dụng để tạo thông tin dạng vân bân hoặc dạng hình ảnh.
Nêu một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong cuộc sống.
ó. Già sử em vùa đọc bài thơ được soạn thào bằng phần mềm soạn thào văn bân trên màn hình vừa nghe nhạc bằng phần mềm chơi nhạc được phát qua loa. Những thông tin em thu nhận được có phải da phương tiện không?