SGK Tin Học 9 - Bài 7. Phần mềm trình chiếu

  • Bài 7. Phần mềm trình chiếu trang 1
  • Bài 7. Phần mềm trình chiếu trang 2
  • Bài 7. Phần mềm trình chiếu trang 3
  • Bài 7. Phần mềm trình chiếu trang 4
  • Bài 7. Phần mềm trình chiếu trang 5
BÀI 7
Phần mểm trình chiếu
Trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày
Hoạt động trình bày là hình thức chia sẻ kiến thức hoặc ý tưởng với một hoặc nhiều người khác. Giải bài toán trên bảng cho cả lớp cùng theo dõi, phát biểu về một kế hoạch hay thuyết trình về một đề tài trong một cuộc hội thảo là những hoạt động trình bày.
Để việc trình bày có hiệu quả, người ta thường sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ khắc nhau như bảng để viết, các hình vẽ hay biểu đổ được chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn,... (h. 43).
Hình 43. Trình bày
Từ khi máy tính được sử dụng phổ biến, các chương trình máy tính đã ra đời giúp tạo và chiếu các nội dung trên màn hình máy tính thay cho việc viết bảng. Các chương trình máy tính đó được gọi là phần mềm trình chiếu.
5. TINHỌC...THCS/Q4-A
Phần mềm trình chiếu
Mọi phấn mểm trình chiếu đểu có những chức năng cơ bản sau đây:
1. Tạo các bài trình chiếu dưới dạng tệp tin. Mỗi bài trình chiếu gồm một hay nhiều trang nội dung, các trang đó được gọi là các trang chiếu.
Hình 44. Bài trình chiếu gồm các trang chiếu
Trình chiếu các trang của bài trình chiếu, tức hiển thị các trang chiếu trên toàn bộ màn hình.
Hình 45. Trình chiếu trang chiếu trên màn hình máy tính
Ngoài ra có thể chiếu nội dung trang chiếu từ màn hình máy tính lên màn chiếu rộng thông qua máy chiếu (projector) (h. 46). Có thể lần lượt chiếu các trang hoặc chọn chỉ chiếu một vài trang tuỳ ý bằng cách sử dụng chuột hoặc bàn phím.
5. TINHỌC...THCS/Q4-B
Hình 46. Trình chiếu lên màn chiếu rộng
Ngoài việc tạo các bài trình chiếu, với phần mềm trình chiếu người ta còn có thể in bài trình chiếu ra giấy và phát cho người nghe để dễ theo dõi nội dung trình bày.
Sử dụng bài trình chiếu dưới dạng điện tử, ngoài ưu điểm dễ dàng chỉnh sửa, chúng ta còn có thể tận dụng được khả năng hiển thị màu sắc rất phong phú của màn hình máy tính. Ngoài ra, ta có thể tạo các chuyển động trên trang chiếu làm nội dung trình bày dễ hiểu, sinh động và hấp dẫn hơn.
Phần mềm trình chiếu PowerPoint
Có nhiều phẩn mềm trình chiếu khác nhau, trong đó phần mềm PowerPoint của Microsoft hiện đang được sử dụng phổ biến nhất.
Sau khi được khởi động, màn hình của phần mềm trình chiếu PowerPoint tương tự như hình 47.
Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ và nút lệnh quen thuộc giống như trên màn hình Word và Excel, màn hình này còn có thêm các đặc điểm sau đây (h.47):
Trang chiếu: Nằm ở vùng chính của cửa sổ, trang chiếu được hiển thị sẵn sàng để nhập nội dung.
Bảng chọn Slide Show (trình chiếu): Bao gồm các lệnh dùng để thiết đặt trình chiếu.
Thanh tiêu đệ
Thanh công cụ- -O
Biểu tượng trang chiều'
Thanh bàng chọn
Bàng chọn SlideShow
AựtoShapíí- * □ o E -4i q* ỈS cs & •	—
5Wel0Í2	L«fau» t>«an	Engfch (0,5.)
Microsoft PowerPoint - (Presentations!
Trang chiếu
Hình 47. Màn hình làm việc của phần mềm trình chiếu PowerPoint
pj 0e Ễd* v«w ’insert pọrmat Tods Side Show £mdow fcfeip Arid	. 44 •
3 o x
RST •!
Ngăn bên trái hiển thị biểu tượng các trang chiếu. Khi cần làm việc với một trang chiếu cụ thể, ta chỉ cần nháy chuột vào biểu tượng của nó.
Sau khi khởi động, PowerPoint ở chế độ soạn thảo. Đê’ trình chiếu, hãy nháy nút ở góc trái bên dưới màn hình hoặc chọn lệnh Slide Show -> View Show.
ứng dụng của phần mềm trình chiếu
Phần mềm trình chiếu chủ yếu được sử dụng để tạo bài trình chiếu phục vụ các cuộc họp hoặc hội thảo. Trong nhà trường, phần mềm trình chiếu được sử dụng để tạo các bài giảng điện tử phục vụ dạy và học, các bài kiểm tra trắc nghiệm,...
Ngoài ra, có thể sử dụng phần mềm trình chiếu để tạo các sản phẩm giải trí khác như tạo an bum ảnh (h.48), an bum ca nhạc,... với các hiệu ứng hoạt hình.
Với phần mềm trình chiếu, ta còn có thể tạo và in các tờ rơi, tờ quảng cáo. Trong các cửa hàng và nơi công cộng, người ta còn có thể trình chiếu thông báo hay quảng cáo trên máy tính.
Hình 48. An bum ảnh về Hà Nội
GHI NHỚ	
Phần mềm trình chiếu là chương trình máy tính giúp tạo và trình chiếu các bài trình chiếu dưới dạng tệp tin.
Có thể sử dụng bài trình chiếu để trình bày trong cuộc họp, để dạy và học trong nhà trường, để giải trí và quảng cáo.
Câu hỏi và bài tập
Ngoài bàng viết và hình vẽ, hãy liệt kê thêm một số công cụ hỗ trợ trình bày mà em biết.
Hãy cho biết hai chúc năng chính của phần mềm trình chiếu.
Hãy liệt kê những điểm giống và khác nhau giữa màn hình làm việc của Word và màn hình làm việc của PowerPoint.
Nêu một vài ứng dụng của phẩn mềm trình chiếu.
Nếu thầy cô sử dụng bài giảng điện tủ để giáng thì nhiều nội dung bài học sẽ sinh động và dễ hiểu hơn so với viết trên bâng. Em hãy liệt kê một số môn học có sủ dụng bài giảng điện tử và giải thích tại sao giò học lại sinh động và dễ hiểu hơn.
Bài đọc thêm 5
Công cụ hỗ trợ trình bày xưa và nay
Hằng ngày, hoạt động trình bày được thực hiện với nhiều mục đích và cách thức khác nhau như trao đổi chuyên môn, giảng dạy trong nhà trường, giải trí, phổ biến thông tin đại chúng,... Trước khi máy tính ra đời, việc trình bày chủ yếu được thực hiện bằng lời nói. Nhằm hỗ trợ việc trình bày và tiếp nhận thông tin, nhiều công cụ khác nhau đã được sử dụng, chẳng hạn như bảng viết, hình vẽ trên giấy khổ rộng, các tờ phát cho người nghe	
Đã từ lâu, phim và ảnh được xem là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả trình bày. Cho đến giữa những năm 1970, tại nhiều nước còn rất phổ biến hình thức giải trí bằng cách chụp các hình ảnh thực, rửa thành những tấm phim dương bản và chiếu lại cho nhiều người cùng xem. Công cụ này cũng được sử dụng rất hiệu quả trong các hoạt động trình bày, nhất là trong trường học (các môn Lịch sử, Địa lí, Sinh học). Sau đó, nhờ sự phát triển của công nghệ in, người ta đã có thể in hình ảnh, văn bản trên giấy trong và sử dụng máy chiếu ánh sáng phục vụ cho trình bày.
Máy chiếu phim dương bản	Máy chiếu ánh sáng
Sự ra đời của máy tính, đặc biệt là máy tính cá nhân, đã làm thay đổi hẳn chất lượng của các công cụ trình bày. Vào đầu những năm 1970, các hệ thống máy tính chuyên dụng (chẳng hạn như Genigraphic), cùng các phần mềm chạy trên
Hệ thống đổ hoạ Genigraphic
đó, đã được chế tạo để xử lí hình ảnh hỗ trợ cho việc trình bày. Với các hệ thống này, việc tạo các trang chiếu đã trở nên nhanh chóng. Việc sửa đổi nội dung dễ dàng hon rất nhiều so với các phương pháp truyền thống như gõ bằng máy chữ hoặc trình bày trên giấy khổ lớn. Ngoài ra, có thể tạo ra số lượng lớn các trang chiếu trong khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên, các phần mềm chạy trên các hệ thống đó chủ yếu được dùng để tạo ra các “tấm chiếu” 35mm và người ta sử dụng máy chiếu ánh sáng (slide projector) để chiếu nội dung của các tấm chiếu đó. Để điều khiển hệ thống cần những người có trình độ và kĩ năng nhất định; giá thành của chúng cũng không rẻ, vào thời điểm đó, giá của chúng khoảng từ 50 nghìn đến 200 nghìn đô la Mĩ.
Năm 1979, hãng Hewlett Packard phát triển phần mềm trình chiếu thương mại đầu tiên. Phần mềm có tên gọi là Bruno và sau đó được đổi tên thành HP-Draw.
Q.
'2
■Ẹ
>
X
Không lâu sau đó, vào năm 1982, công ti Visual Communications Network trình làng phần mềm VCN ExecuVision, phần mềm trình chiếu đầu tiên có khả năng hiển thị trực quan các trang chiếu trên màn hình máy tính cá nhân. Phần mềm này còn cung cấp kèm theo một thư viện hình ảnh để người sử dụng có thể lựa chọn gắn kèm vào các nội dung văn bản trên trang chiếu.
Sau này, xuất phát từ nhu cầu của người sử dụng, vào cuối những năm 1980, các hệ thống máy tính và phần mềm được phát triển để có thể in các trang chiếu trên giấy bóng kính khổ rộng hơn (chứa được nhiều thông tin hơn). Cuối cùng, vào cuối những năm 1990, các máy tính đã có thể nối trực tiếp với máy chiếu video và chiếu nội dung trang tính trực tiếp từ máy tính lên màn chiếu rộng.
Một trong những phần mềm trình chiếu đầu tiên dành cho máy tính cá nhân là Storyboard của hãng IBM, ra mắt vào năm 1985. Tuy có nhiều ý tưởng đột phá, nhưng cho tới nay phần mềm này không còn được sử dụng nữa.
Harvard Graphics là phần mềm trình chiếu của hãng Software Publishing Corporation, với phiên bản đầu tiên ra mắt năm 1986 và được đánh giá rất cao nhờ khả năng kết hợp văn bản, hình ảnh, biểu đồ. sản phẩm này nhận được nhiều giải thưởng trong suốt 20 năm, nhưng nay đã không còn ở vị trí dẫn đầu trong sô' các phần mềm trình chiếu.
Vào tháng tư năm 1987, hai kĩ sư lập trình của hãng Forethought là Robert Gaskins và Dennis Austin đã sáng tạo ra phần mềm trình chiếu cho máy tính cá nhân Apple Macintosh có tên là Presenter. Sau đó phần mềm được đổi tên thành PowerPoint, phiên bản 1.0. Ban đầu, PowerPoint 1.0 chỉ làm việc trong chế độ đen trắng và tạo được các trang chiếu in trên giấy trong để sử dụng cùng với máy chiếu.
Ngay giữa năm 1987, hãng Microsoft đã mua lại bản quyền của sản phẩm PowerPoint và chỉ sau một năm, khi màn hình màu Macintosh ra đời, phiên bản tiếp theo của PowerPoint đã xuất hiện với tính năng hiển thị đủ các màu sắc như hiện nay. Phiên bản PowerPoint đầu tiên chạy trên nền hệ điều hành Windows 3.0 ra đời và được đưa vào bộ sản phẩm Microsoft Office.
Nhờ kết hợp được những chức năng ưu việt của hai phần mềm storyboard (hiển thị trực quan trên màn hình), Harvard Graphics (công cụ tạo biểu đồ) và một số phần mềm khác như Compel (tạo các hiệu ứng động), phần mềm trình chiếu PowerPoint của hãng Microsoft hiện là một trong những phần mềm trình chiếu được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. PowerPoint liên tục được nâng cấp với các phiên bản mới.
Ngoài PowerPoint, một số phần mềm trình chiếu khác như phần mềm mã nguồn mở OpenOffice.org Impress, Lotus Freelance của IBM và Keynote của hãng Apple cũng được sử dụng rất phổ biến.
Hiện nay đã có một số công cụ tạo bài trình chiếu trực tuyến trên Internet nhưZoho Show, Empressr.com hoặc 280Slides.com. Các công cụ này cho phép trình chiếu nội dung tới đông đảo người nghe trên phạm vi không biên giới. Đây sẽ là thế hệ tiếp theo của các công cụ hỗ trợ trình bày.