SGK Tin Học 9 - Bài đọc thêm 7. Trình bày - những điều cần biết

  • Bài đọc thêm 7. Trình bày - những điều cần biết trang 1
  • Bài đọc thêm 7. Trình bày - những điều cần biết trang 2
  • Bài đọc thêm 7. Trình bày - những điều cần biết trang 3
Bài đọc thêm 7
Trình bày
những điểu cần biết
Chúng ta đã biết trình bày (hay thuyết trình) là hoạt động chia sẻ hiểu biết và ý tưởng của mình về một đề tài nào đó với một hoặc nhiều người khác. Một bài trình chiếu được tạo ra bằng phần mềm trình chiếu chỉ là một công cụ để giúp việc trình bày đạt được mục tiêu mong muốn. Điều quan trọng hơn tất cả là người trình bày phải nắm vững nội dung của đề tài cần truyền đạt đến người nghe và các kiến thức liên quan. Tuy vậy, để bài trình chiếu đạt hiệu quả cao chúng ta còn cần phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nữa.
Ngoài một số ít người có những khả năng bẩm sinh về giọng nói, giao tiếp và sự tự tin nhất định, đa sô' những người khác đều phải qua học hỏi và luyện tập nhiều lần. Dưới đây là một sô' gợi ý.
Cần nhấn mạnh rằng trình bày có hiệu quả là hoạt động trao đổi thông tin (hai chiều) giữa người trình bày (người nói) và những người nghe. Khi trình bày, thông tin được truyền tới người nghe theo ba cách thức: Nội dung trình bày, ngôn ngữ cơ thể của người trình bày (tư thế, hình thức, ánh mắt, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,...) và công cụ trực quan.
8. TINHỌC...THCS/Q4-B
1. Nội dung trình bày
Nội dung là những gì cần truyền đạt bằng lời nói và chữ viết. Đây là phần quan trọng nhất khi trình bày, vì vậy cần phải chuẩn bị một cách cẩn thận.
Một nội dung trình bày tốt, dễ hiểu và dễ nhớ phải gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận.
Phần mỏ đầu thường gồm hai mục: Chào hỏi, tự giới thiệu và giới thiệu tóm tắt nội dung. Theo các đánh giá thì phần này rất quan trọng vì người nghe thường quyết định chỉ trong vài ba phút đầu rằng họ có tiếp tục quan tâm đến đề tài sắp được trình bày hay không. Không có quy định cụ thể cho mục chào hỏi và tự giới thiệu, mục này hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng tạo của từng người. Riêng mục giới thiệu tóm tắt nội dung nên được trình bày dưới dạng liệt kê các nội dung chính.
Đối với phần nội dung chính, em cần ghi nhớ hai điểm là hãy sử dụng số liệu, hình ảnh, biểu đồ (tức những thông tin cụ thể) để chứng minh những phát biểu của mình và nên sử dụng các nhóm từ chuyển tiếp, chẳng hạn, vấn đề thứ nhất là, bây giờ chuyển sang vấn đề thứ hai,...
Riêng trong phần kết luận, hãy tóm tắt những điểm chính đã trình bày và cảm ơn người nghe.
2. Ngôn ngữ cơ thể của ngưòi trình bày
Người nghe có thể thu nhận thông tin nhất định từ ngôn ngữ cơ thể của em, trong đó quan trọng nhất là tư thế, ánh mắt, cử chỉ và giọng nói.
Tư thế chính là dáng đứng của em khi trình bày. Thông thường, thông qua tư thế người nghe sẽ đánh giá người nói có tự tin và hiểu biết về đề tài mình đang trình bày hay không. Hãy đứng thẳng một cách tự nhiên trước mặt những người nghe, nhưng đừng che mất những gì người nghe cần nhìn (như bài trình chiếu đang được trình chiếu chẳng hạn).
Mắt có thể giúp em truyền niềm tin đến người nghe. Qua ánh mắt của người nghe em cũng có thể tiếp nhận thông tin phản hồi và bước đầu đánh giá được người nghe 
có hiểu hoặc đồng tình với mình hay không. Nên nhớ quan sát người nghe theo mọi hướng ít nhất 3 giây trước khi bắt đẩu một nội dung nào đó và luôn luôn sử dụng ánh mắt để giao tiếp với người nghe trong suốt quá trình trình bày.
Các cử chỉ của những bộ phận khác trên cơ thể em như tay, đầu,... cũng giúp truyền thông tin đến người nghe, chẳng hạn gật hoặc lắc đầu, giơ tay hoặc khoát tay,... Nên biểu lộ các cử chỉ dứt khoát và dùng nhiều dạng cử chỉ khác nhau trong suốt thời gian trình bày.
Giọng nói là yếu tố quan trọng nhất truyền đạt thông tin đến người nghe. Khi trình bày em nên nói to hơn bình thường và điều chỉnh giọng nói của mình phù hợp với nội dung và người nghe.
Công cụ trực quan
Công cụ trực quan là tất cả những gì giúp người nghe thu nhận thông tin một cách trực quan. Bài trình chiếu PowerPoint chính là một trong số đó. Ngoài ra còn có các công cụ khác, ví dụ các áp phích, tranh ảnh, tờ phát cho người nghe, băng video, CD,...
Hãy ghi nhớ ba điểm sau đây: Trước hết hãy tạo các công cụ trực quan tốt, nghĩa là sử dụng hình ảnh minh hoạ một cách hợp lí. Nên nhớ càng ngắn gọn, càng đơn giản càng tốt. Thứ hai, nên sử dụng bảng biểu hoặc biểu đồ khi cần trình bày số liệu. Bảng biểu sẽ giúp người nghe dễ so sánh hơn. Cuối cùng, nếu sử dụng tư liệu từ một nguồn nào đó (cho dù của bạn mình), cần trích dẫn nguồn một cách rõ ràng và minh bạch.
Theo các gợi ý trên, chắc chắn rằng em sẽ dần nâng cao kĩ năng và sự tự tin để trình bày có hiệu quả.