SGK Công Nghệ 9 - Bài 4. Thực hành: Lau dầu, tra mỡ các ổ trục

  • Bài 4. Thực hành: Lau dầu, tra mỡ các ổ trục trang 1
  • Bài 4. Thực hành: Lau dầu, tra mỡ các ổ trục trang 2
  • Bài 4. Thực hành: Lau dầu, tra mỡ các ổ trục trang 3
  • Bài 4. Thực hành: Lau dầu, tra mỡ các ổ trục trang 4
  • Bài 4. Thực hành: Lau dầu, tra mỡ các ổ trục trang 5
  • Bài 4. Thực hành: Lau dầu, tra mỡ các ổ trục trang 6
  • Bài 4. Thực hành: Lau dầu, tra mỡ các ổ trục trang 7
Bài 4 THỰC HÀNH
Aư DẦU, TRA Mỡ CÁC Ó TRỤC
Biết và sử dụng được các loại dụng cụ, vật liệu dùng để bảo dưỡng, sửa chữa xe đạp.
Thực hiện được việc lau dầu, tra mỡ các ổ trục.
I - DỤNG CỤ VÀ NGUYÊN VẬT LỆU DÙNG CHO BẢO DƯỠNG, SỬA CHỬA XE ĐẠP
Chuẩn bị các loại dụng cụ, vật liệu dùng để bảo dưỡng, sửa chữa xe đạp được giới thiệu trên hình 10.
Hình 10
Kìm (kìm thông dụng)
Kìm mỏ quạ
Búa
Mỏ-lết
Cờ-lê : (14-17,14-15, 12-14, 8-10)
Cờ-lê miệng mỏng dùng để chỉnh côn trục trước, trục sau và bàn đạp
Tua-vít dẹt
Tua-vít4 cạnh
Bộ cạy lốp (móc lốp)
Đột (con tu)
Miếng vá săm có sẵn
Miếng săm cũ
Nhựa vá săm
Đoạn ống tròn (dùng khi đánh nhám săm để vá)
Cái đánh săm (bằng tôn có đục nhiều lỗ nhỏ để tạo nhám hoặc giấy ráp)
Kéo (dùng cắt miếng vá săm)
Dụng cụ dùng để cân vành (tháo ốc chân nan hoa)
Vịt dầu nhớt
Bơm xe
n - QUY TRÌNH THỰC HÀNH
Sau một thời gian dài sử dụng, các ổ trục bị khô mỡ làm tăng lực ma sát giữa các chi tiết chuyển động dẫn đến các chi tiết bị mài mòn, đạp xe thấy nặng và có thể xảy ra các hỏng hóc bất thường, vì vậy cần tiến hành lau dầu, tra mờ cho xe.
Những bộ phận nào trong xe đạp cần phải lau dầu, tra mỡ ?
Thông thường một năm nên lau dầu, tra mỡ xe một lần, tốt nhất là sau khi hết mùa mưa. cần lau dầu các ổ bi: trục trước, trục sau, trục giữa, cổ phuốc, bàn đạp.
Quỵ trình lau dầu, tra mỡ chung gồm bốn bước chính sau :
Tháo
	>-
Lắp
	►-
Kiểm tra
Lau dầu, tra mỡ
Lau dầu, tra mỡ ổ trục bánh xe
a) Chuẩn bị
Kìm, cờ-lê, tua-vít, bủa, đột (con tu), giẻ lau, dầu hoả (hoặc dầu đi-ê-zen), mỡ bôi tron.
b) Quy trình - gồm 6 bước như sau :
1	2	3	4	5	6
Bước 1 : Tháo bánh xe
Trước hết phải lật ngửa xe đặt trên nền chắc chắn (hình 11).
- Tháo bánh trước : Dừng cờ-lê hoặc mỏ lết vặn rời từng bên ốc đầu trục bánh trước.
Hình 11
Chú ỷ : Miệng của cờ-lê hay mỏ-lết ôm trọn đai ốc, tư thế tay cầm cờ-lê vặn phải vuông góc với trục (hình 12). Khi vặn tháo đai ốc cần nới lỏng dần từng bên. Hầu hết các loại xe chỉ cần nới lỏng đai ốc là có thể nhấc bánh xe ra khỏi càng. Tuy nhiên, có một sô loại xe phải tháo rời đai ốc mới tháo được bánh xe ra khỏi càng.
- Tháo bánh sau : Dùng cờ-lê hoặc mỏ-lết vặn tháo rời từng bên đai ốc đầu trục bánh xe sau (hình 13) ; nhấc chân chống xe ra ngoài, nhấc thanh chống chắn bùn sau ra. Nêu xe có hộp chắn xích, phải tháo phần vỏ đậy chắn líp, bằng cách dùng tua-vít tháo vít giữ phần vỏ hộp chắn líp, lấy phần vỏ chắn líp. Đẩy bánh xe về phía trước cho xích chùng lại, dùng tua-vít vừa nâng vừa gờ xích ra khỏi líp, đồng thời nhấc bánh ra khỏi đuôi xe (hình 14), (hình 15).
Hình 14. Xe có hộp xích	Hình 15
B ước 2 : Tháo ổ trục (hình 16) bằng cách kẹp chặt một bên đầu trục bằng cờ-lê và dùng cờ-lê vặn tháo rời đai ốc hãm côn, tháo côn ở đầu trục bên kia theo trình tự :
Tháo đai ôc hãm côn -» Tháo vòng hãm -» Tháo côn -» Rút trục ra khỏi moay-ơ. Các chi tiết tháo ra sắp xếp theo một thứ tự nhất định (hình 17).
Bước 3 : Cạy tháo nắp mỡ bằng tua-vít dẹt, lấy hết bi ra (hình 18).
Bước 4 : Làm sạch và tra mỡ
Thực hiện nội dung lau dầu, tra mỡ như sau :
Rửa sạch ổ trục bằng dầu hoả (hoặc dầu đi-ê-zen); dùng giẻ lau khô bi, nồi, côn, trục.
Kiểm tra và thay những viên bi bị rỗ, sứt hoặc mòn quá ; kiểm tra và thay côn nếu côn bị mẻ hoặc mòn không đều.
Tra mỡ vào nồi, đặt bi vào nồi liền kề nhau, khoảng trông còn lại sau khi đã xếp sít các viên bi trong nồi phải nhỏ hcm đường kính của một viên bi và không được quá sít nhau.
Chú ỷ : Lượng mõ' trong ổ không quá ít hoặc quá nhiều, nếu quá nhiều mỡ sẽ tràn ra ngoài khi ta đậy nắp. Các viên bi của cùng một ổ phải có đường kính bằng nhau (hình 19).
B ước 5 : Đậy nắp mỡ, lắp trục, lắp côn, vòng hãm côn, đai ốc hãm côn và lắp bánh xe. Thứ tự lắp ngược lại với khi tháo (chi tiết nào tháo ra trước thì sẽ lắp sau).
Chứ ỷ : Phải kiểm tra so bộ độ quay trơn của trục trước khi lắp bánh xe.
Bước 6 : Kiểm tra - khi lắp bánh xe vào phải đồng thời kiểm tra độ quay trơn của ổ trục, bằng cách siết chặt đai ốc đầu trục vừa phải và lắc ngang bánh xe. Khi lắc ngang thấy có độ rơ của ổ trục, phải nới đai ốc một bên đẩu trục (với bánh sau nới đai ốc bên không có líp), nới đai ốc hãm côn, siết côn từ từ đến hết rơ. Sau đó siết chặt đai ốc hãm côn và đai ốc đầu trục. Quay thử bánh xe, nếu độ quay trơn của bánh xe bị hạn chế (mút côn), phải nới lỏng đai ốc đầu trục, nới từ từ đai ốc hãm côn và côn cho đến khi bánh xe quay trơn nhẹ và không rơ là được.
Lau dầu, tra mỡ ổ true giữa
Chuẩn bị
Kìm, cờ-lê, mỏ-lết, tua-vít, búa, đột, giẻ lau, dầu hoả (hoặc dầu đi-ê-zen), mỡ bôi trơn.
Quy trình - gồm 8 bước như sau :
5	6	7.	8
Bước 1 : Tháo, nới đai ốc chốt (đai ốc ca-vét). Dùng cờ-lê hoặc mỏ-lêt vặn nới đai ốc sao cho đầu chốt thấp hơn mặt đai ốc khoảng 1/2 vòng ren. Mục đích đê khi đập búa vào, đầu có ren của chốt không bị biến dạng gây hỏng ren đầu chốt, khó vặn đai ốc vào trở lại.	Hình 20
Bước 2 : Kê đùi xe bằng một ông thép hoặc thanh gồ cứng và đập búa vào đầu chốt đê chốt tụt xuống (hình 20).
Chú ý : Nêu không có ống, kê bằng thanh gồ thì kê sao cho khi bị đập vào chốt có chồ tụt xuống.
Bước 3 : Tháo chốt, tháo đùi xe. Vặn đai ốc ra hết, lấy vòng đệm ra, rút chốt, tháo đùi xe ra.
Ghi chú : Có một số loại xe không dùng đinh ca-vét mà dùng đai ốc đê cô định đùi xe với trục ổ giữa. Trong trường hợp này, khi tháo đùi xe ta phải tháo nắp đậy ở đầu trục, sau đó vặn tháo đai ốc đầu trục giữa.
Bước 4 : Tháo ổ, chỉ tháo vòng hãm và nồi bên trái (bên không có đĩa), sử dụng búa và đột. Đặt mũi đột vào rãnh cắt trên vòng hâm (hình 21), đập búa tháo vòng hãm theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, khi vòng hãm xoay, ta thay đổi điểm đặt của mũi đột theo các rãnh cắt có trên vòng hãm, sao cho có lợi thê về lực. Sau khi tháo vòng hãm, ta tiên hành tháo nồi (trên nồi có các lỗ nhỏ để đột) : đặt mũi đột vào lồ và đập búa để tháo nồi theo chiều ngược kim đồng hồ. Sau đó lấy nồi, tháo bi ra ngoài.
Bước 5 : Kiêm tra các chi tiết của ổ.
Các chi tiết : bi, côn (mặt côn trên trục) và nồi, chi tiết nào bị mòn, rồ nhiều thì phải thay.
Bước 6 : Thực hiện nội dung lau dầu : Như bước 4 của mục 1.
Bước 7 : Lắp ổ, đùi, chốt trở lại. (Chú ý : mặt vát trên chốt ca-vét).
Trình tự lắp ngược với trình tự tháo.
Chú ý : Sau khi chỉnh độ rơ thì đóng chặt vòng hãm.
Bước 8 : Kiểm tra.
Dùng tay quay đùi xe, nếu thấy quay tron, nhẹ nhàng, chắc chắn (không rơ) là đạt yêu cầu. Chú ý : kiểm tra độ rơ bằng cách nắm tay vào phần đùi xe ở chỗ sát với bàn đạp và lắc theo hướng trục, nêu thấy chắc chắn là đạt yêu cầu. Nêu trục quá chặt hoặc quá rơ thì phải nới hoặc siết nồi theo thứ tự : Nới long vòng hãm - nới hoặc siết nồi - siết chặt vòng hãm.
Lau dầu, tra mỡ ồ true bàn đạp a) Chuẩn bị
Kìm, cờ-lê, mỏ-lết, tua-vít, búa, đột, giẻ lau, dầu hoả (hoặc dầu đi-ê-zen), mỡ bôi tron.
b) Quy trình - gồm 6 bước như sau :
1	2	3	4	5	6
Bước 1 : Tháo nắp chụp đầu ổ bàn đạp bằng cách dùng tua-vít cạy nắp ra (hoặc vặn hai vít nhỏ của vòng chụp - tuỳ theo từng loại xe).
Bước 2 : Tháo đai ốc hãm bằng cờ-lê dẹt hoặc kìm mỏ nhọn, tháo vòng hãm, tháo côn.
Bước 3 : Rút bàn đạp ra khỏi trục.
Bước 4 : Lau dầu, fra mỡ (tuỳ từng loại bàn đạp : có bi hoặc chỉ có bạc lót) - thực hiện lau dầu, tra mỡ như phần trên.
Bước 5 : Lắp bàn đạp vào xe (thứ tự lắp ngược với thứ tự tháo).
Bước 6 : Kiểm tra quay thử bàn đạp thấy trơn, không rơ là được.
m-ĐÁNH GIÁ
Học sinh (HS) tự đánh giá theo quy trình thực hiện và theo sản phẩm.
Yêu cầu kĩ thuật:
+ Thực hiện đủ các bước và đúng theo yêu cầu kĩ thuật của từng bước.
+ Các ố sau khi lau dầu, tra mỡ phải hoạt động trơn, nhẹ, không phát ra
tiếng kêu, không rơ, dầu mỡ không tràn ra ngoài.
Đảm bảo an toàn cho các chi tiết tháo, lắp và an toàn lao động khi thực hiện.
Biết được phương pháp kiểm tra phanh xe đạp.
Biết được những nguyên nhân hư hỏng của phanh và biện pháp khắc phục.