SGK Công Nghệ 9 - Bài 7. Thực hành: Vá săm, thay lốp

  • Bài 7. Thực hành: Vá săm, thay lốp trang 1
  • Bài 7. Thực hành: Vá săm, thay lốp trang 2
  • Bài 7. Thực hành: Vá săm, thay lốp trang 3
  • Bài 7. Thực hành: Vá săm, thay lốp trang 4
  • Bài 7. Thực hành: Vá săm, thay lốp trang 5
  • Bài 7. Thực hành: Vá săm, thay lốp trang 6
  • Bài 7. Thực hành: Vá săm, thay lốp trang 7
  • Bài 7. Thực hành: Vá săm, thay lốp trang 8
Bài 7
THỰC HÀNH
SÀM, THAY LÓP
Biết sử dụng các dụng cụ và nguyên vật liệu cần thiết để vá săm, thay lốp.
Xác định được vết săm thủng.
Thục hiện được việc vá săm, thay lốp.
I-CHUẨN BỊ
Bộ cạy lốp (móc lốp), bom, chậu nước, cái đánh săm, một đoạn ông tre, gồ tròn hoặc nhựa cứng tròn (dài khoảng 30cm, đường kính khoảng 2-2,5cm), búa, kìm, kéo. Miếng vá có sẵn hoặc miếng săm cũ còn tốt, nhựa vá săm, một vài cái tăm, một miếng giẻ sạch.
n - QUY TRÌNH THỤC HÀNH
Vá săm
Khi thấy lốp thường xuyên bị xuống hơi hoặc khi lốp xẹp mà không thê bơm căng lên được thì ta cần tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra
- Quy trình kiểm tra săm gồm 5 bước như sau :
Hình31a
Bước 1 : Trước tiên phải đặt xe nằm xuống, tháo đai ốc giữ ruột van, rút ruột van ra cho hơi ra hết, tháo đai ốc cô định thân van với vành (đai ốc thân van). Cho đai ốc thân van và ruột van gọn một chỗ, tránh dây bẩn và thất lạc.
Hình31b
Bước 2 : Cạy lốp bằng cách luồn đồng thời 3 chiếc cạy lốp vào mép lốp sao cho khoảng cách 3 chiếc cách đều chừng 5-7cm (hình 3la, 3lb).
Chú ỷ : Chiều cong của đầu chiếc cạy lốp úp về phía lốp, luồn từ từ cho chiều cong vừa ngậm vào mép lốp, tránh luồn quá sâu dễ kẹp phải săm ; cạy lốp cần tránh xa khu vực chân van.
Hình 32a
Lần lượt cạy từng chiếc một làm cho mép lốp bật ra (hình 32a). Rút chiếc cạy lốp ở giữa ra, luồn tiếp vào mép lốp còn ngậm trong vành và tiếp tục cạy. Làm như vậy cho đến khi mép lốp bật hoàn toàn khói vành.
Hình 32b
Chú ỷ : Khi cạy hai chiếc đầu thường rất căng và dễ bị bật trở lại. cần phải cạy mép lốp mạnh, dứt khoát, khi đã cạy được mép lốp lên rồi thi cài đầu của chiếc cạy lốp vào một chiếc nan hoa (hình 32b) hoặc giữ thật chắc chắn mới cạy tiếp chiếc sau.
Bước 3 : Lây săm ra khỏi lốp, lắp ruột van vào và vặn đai ốc giữ một van.
Hình 33a
Hình 33b
Bước 4 : Bơm hơi vừa đủ cho săm căng đều. Sau đó, nhúng ngập từng phần săm trong chậu nước để phát hiện lồ thủng (hình 33a). cần lay chân van để kiểm tra có hở ở chân van hay không (hình 33b). Nếu thấy chồ nào xuất hiện bọt khí liên tục sủi lên là săm bị thủng (hoặc hở miếng vá cũ).
Bước 5 : Dùng một que tăm cắm vào lỗ thủng để đánh dấu, xì van cho hết hơi và dùng giẻ sạch lau khô xung quanh vị trí thủng.
Chú ý : Nếu miếng vá cũ bị hở thì phải hơ lửa rồi bóc đi vá lại hoặc đầu măng xông (chồ nổi săm) bị hở nhỏ thì vá bịt chỗ hở, nếu hở to thì hơ lừa bóc ra, măng xông lại. Cách hơ lửa bóc miếng vá cũ như sau : Hơ phần có miếng vá cũ lên ngọn lửa. Đưa qua đưa lại nhanh tay đê ngọn lửa phủ đều khắp miếng vá liên tục hai ba lượt rồi bóc ngay khi còn đang nóng.
Vá săm bằng miếng vá có sẵn
Miếng vá có sằn được mua về dự trữ để dùng khi cần thiết. Nó thường có một kích thước nhất định, không lớn và có sẵn keo dính. Miếng vá có sẵn được dùng trong trường họp săm bị thủng châm kim hoặc vết rách ngắn.
Quy trình vá săm gồm 6 bước như sau :
Đánh
nhám
mặt
săm
Bước 1 : Đánh nhám mặt săm xung quanh lỗ thủng, thường diện tích đánh nhám lớn hơn diện tích miếng vá một ít đê đảm bảo miếng vá không bị bong cạnh. Trước khi đánh nhám săm, cần ướm thử miếng vá vào chồ thủng để xác định phạm vi đánh nhám săm cho chính xác. Cái đánh săm là một miếng tôn được đục nhiều lỗ nhỏ và mau hoặc dùng tờ giấy ráp cuộn vào một đoạn ông tròn.
Chú ý : Khi đánh săm, luồn ngón tay trỏ (hoặc đoạn ông) xuống dưới phần săm thủng, ngón cái và các ngón khác đè lên về hai phía miếng vá làm căng phần săm cần đánh nhám, để khi đánh cho đều (hình 34).
Hình 34
Bước 2 : Bôi nhựa vá lên khắp mặt săm đã đánh nhám (bôi đều nhựa, bôi nhanh tay và rộng khắp phạm vi đánh nhám).
Chú ý : Mặt săm đã được đánh nhám phải giữ cho sạch, khô trước khi bôi nhựa vá ; có thể dùng đầu ngón tay hoặc một vật tròn nhò đê bôi nhựa, nhưng phải sạch và khô.
Bước 3 : Chờ từ 5-7 phút cho nhựa khô, dán miếng vá vào săm, kê đoạn săm vá lên mặt gồ phẳng và dùng búa đập nhẹ, đều khắp mặt miếng vá cho miếng vá dính chặt.
Chú ý : Phải bóc lóp ni lông phủ ngoài miếng vá trước khi dán vào săm.
Bước 4 : Kiểm tra chồ vá. Yêu cầu : miếng vá phải phủ kín lồ thủng và cân đều, các mép của miếng vá cần phải dính khít. Bơm hơi vào săm, dìm đoạn săm có miếng vá vào chậu nước đê kiểm tra :
+ Nêu miếng vá không đạt yêu cầu, phải hơ lừa bóc miếng vá đó đi và thực hiện vá lại bằng miếng vá khác có kích thước lớn hơn miếng cũ theo đúng trình tự như trên.
+ Nêu phát hiện thấy chỗ thủng khác thì đánh dấu để vá tiếp.
+ Nêu miếng vá đạt yêu cầu, săm không còn chỗ thủng thì lau khô săm.
Bước 5 : Lắp săm vào lốp. Trước tiên, kiểm tra lốp xem có đinh hoặc vật nhọn
cắm vào lốp hay không, nếu có phải lấy ra.
Tháo đai ốc giữ ruột van, rút ruột van ra, nhét van của săm vào lồ van của vành xe, lắp ruột van vào và vặn đai ốc thân van, vặn đai ốc giữ ruột van. Nhét toàn bộ săm nằm gọn trong lốp, dùng tay ép cho mép lốp ngậm vào vành, đến khi đã căng không thê dùng tay thì dùng bộ cạy lốp.
Dùng chiếc cạy lốp thứ nhất ép cho mép lốp ngậm trong vành, dùng chân đè lên để chiếc cạy lốp không bật trở lại (hình 35), dùng chiếc thứ hai luồn vào đầu kia của phần mép lốp còn ở ngoài, luồn tiếp chiếc thứ ba gần sát chiếc thứ hai để hai chiếc hỗ trợ nhau ép lốp vào vành. Sau đó, rút chiếc thứ hai và luồn sát chiếc thứ ba cho đến khi lắp hoàn toàn lốp vào vành. Không luồn quá sâu để tránh kẹp phải săm có thê làm thủng săm.
Chú ý : Khi lắp săm phải tháo hết hơi ra và không để săm bị vặn hoặc kẹp. Lắp lốp vào thường khó hơn khi cạy ra. Chiều cong của chiếc cạy lốp úp vào mép vành (ngược với lúc cạy lốp ra) ; khi ép lốp phải đè chiếc cạy lốp cho chắc đề phòng chúng bật trở lại.
Hình 35
Bước 6 : Bơm một ít hơi vào săm, dùng tay nắn lốp cho đều, sau đó siết chặt đai ốc thân van và bơm căng lốp. Dọn vệ sinh nơi làm việc.
Vá săm bằng miếng săm cũ
Miếng săm cũ được dùng để vá khi không có miếng vá có sẵn hoặc khi vết rách của săm dài và to.
Quy trình vá gồm 6 bước như sau :
1	2	3	4	5	6
Mặt đánh nhám
Miếng vá
Bước 1 : Đánh nhám miếng săm cũ, ước lượng với phạm vi rộng hơn kích thước dự định của miếng vá. Sau đó, đo và cắt phần săm đã đánh nhám thành miếng vá, sao cho mồi mép miếng vá rộng hơn mép rách từ l-l,5cm. Khi cắt nên nghiêng kẻo để cắt vát xéo mép cắt và bo tròn
các góc (hình 36).
Bước 2 : Nêu vết rách to, dùng kéo cắt lượn tròn hai đầu mép rách của săm để hạn chế vết rách phát triển sau khi vá (hình 37). Sau đó đánh nhám mặt săm như bước 1 mục b ở trên.
Bước 3, 4, 5, 6 : Thực hiện giông như các bước từ 2 đến 6 của mục b ở trên, nhưng cần chú ý trước khi bôi nhựa vào miếng vá và phần săm bị thủng cần đánh nhám sơ cho sạch.
Hình 36
Thay lóp
Khi bề mặt lốp bị mòn mỏng hoặc bị rách to... thì phải thay lốp mới.
Quy trình thay lôp gôm 5 bước như sau :
Bước 1 : Tháo bánh xe ra khỏi xe (thao tác như bước 1, mục lau dầu, tra mỡ ổ trục bánh xe, bài 4)
Bước 2 : Tháo săm ra khởi lốp (thao tác như khi ta tháo săm đê vá). Sau đó, cạy mép lốp còn lại và đưa lốp cũ ra khởi vành (cạy về cùng một phía với mép lốp thứ nhất).
Bước 3 : Lắp lốp mới vào, lắp một bên mép lốp vào vành rồi nhét săm vào lốp, lắp mép lốp còn lại vào vành như khi vá săm (hình 38).
Bước 4 : Bơm một ít hơi vào săm, vỗ khắp lốp cho mép lốp ngậm đều vào vành, sau đó bơm căng lốp, lắp bánh xe vào xe.
Chú ý : Điều chỉnh bánh xe cho cân trước khi vặn chặt đai ốc đầu trục.
Bước 5 : Kiểm tra : Yêu cầu lốp phải ngậm đều vào vành, không kẹp phải săm, lốp bơm căng tròn đều, bánh xe được bắt chặt và cân (cách đều hai càng), bánh xe quay trơn không bị đảo, lắc.
Hì nil 38
Ill-ĐÁNH GIÁ
HS tự đánh giá :
Khi vá săm đánh giá theo quy trình và theo sản phẩm :
Yêu cầu thực hiện đủ các bước và đúng kĩ thuật của từng bước khi vá săm. Lốp ngậm đều vào vành, khi born căng tròn đều, không bị xuống hơi, săm không bị kẹp.
Khi thay lốp đánh giá theo sản phẩm :
Yêu cầu sản phẩm : Lốp ngậm đều vào vành, khi bơm căng tròn đều, không kẹp săm, bánh xe lắp cân giữa càng , bánh xe quay trơn, không bị lắc, rơ, các đai ốc phải được siết chặt.