NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU LỚP 2 (Thuộc các thể loại)

  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 1
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 2
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 3
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 4
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 5
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 6
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 7
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 8
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 9
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 10
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 11
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 12
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 13
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 14
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 15
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 16
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 17
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 18
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 19
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 20
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 21
  • NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIỂU  LỚP 2 (Thuộc các thể loại) trang 22
NHỮNG VĂN BẢN TIÊU BIÉU
(Thuộc các thể loại)
LÒNG MẸ
Đêm đã khuya. Mẹ vẫn ngồi cặm cụi làm việc. Chiều nay, trời trở rét. Mẹ cố may cho xong tấm áo để ngày mai con có thêm áo ấm đi học. Chốc chốc, con trở mình, mẹ dừng mũi kim, đắp lại chăn cho con ngủ ngon. Nhìn khuồn mặt sáng sủa, bầu bĩnh của con, mẹ thấy vui trong lòng. Tay mẹ đưa mũi kim nhanh hơn. Bên ngoài tiếng gió bấc rào rào trong vườn chuối.
(Theo Tiếng Việt 2, NXB Giáo Dục, 1996)
BÀN TAY MẸ
Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Tay mẹ không trắng đâu. Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. Bình rất thích áp hai bàn tay mẹ vào má. Hai bàn tay xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích. Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại đi chợ, đong gạo, gánh nước, nấu cơm, tắm cho hai chị em Bình, giặt một chậu quần áo đầy. Bình áp hai bàn tay mẹ vào má. Yêu quá, đôi bàn tay của mẹ!
(Theo NGUYỄN THỊ XUYÊN) NHỬNG BÀI VÃN MÂU 2	73
GẬY CHÓNG CHO BÀ
Lưng bà ngày mỗi còng thêm
Bước đi chiếc gậy dò tìm run run
Đôi chân yếu cứ ngập ngừng
Dáng bà khệnh khạng ngỡ chừng tập đi
Ra đầu ngõ đón cháu về
Búp măng tơ lại mân mê tay già Ngày hè ơi! Chầm chậm qua Cháu thay gậy chống cho bà đỡ chân.
(TRẦN NGỌC HƯỞNG)
ÔNG TÓI
Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào trong nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to, phơi bỏng rát dưới nắng tháng bảy, như cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy quạt gió tới cấp sáu mà tóc ông cứ bết chặt vào trán, ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Còn tiếng búa thì oang oang đinh tai, nhức óc, đi xa hàng mấy trăm mét cũng nghe thấy chứ chẳng chơi.
(TRẦN NHUẬN MINH) 74	NHỮNG BÀI VĂN MẦU 2
TÔI TRỞ THÀNH CÒNG NHÂN
Ngày trọng đại trong đời tôi đã đến. Mười lăm tuổi tôi trở thành công nhân... Đã đến lúc tôi phải lao động, phải giúp đỡ gia đình. Tôi được nhận vào nhà máy làm thợ đốt lò, rồi chuyển sang làm thợ nguội, và tôi nhanh chóng nắm vững hai nghề đó. Nhà máy đã thân thuộc với tôi từ lâu, tiếng máy chạy, tiếng ồn ào trong nhà máy, hương vị của kim loại bị đốt nóng... tất cả những cái đó đều ăn nhập vào tôi từ bao giờ.
Vậy là ngày mong ước bao lâu đã đến. Còi nhà máy rền vang gọi tôi, cùng với bố, tôi đi vào ca và lao động như tất cả mọi người. Gân cốt đau ê ẩm, mồ hôi cay xè mắt, nhưng tôi thật sự sung sướng. Rồi biết bao nhiêu niềm vui mới: về đến nhà, tôi cởi bỏ chiếc áo ngoài ám đầy khói bụi và mẹ tôi, cũng như đối với bố, dội những gáo nước lạnh buốt vào hai lòng bàn tay tôi để rửa mặt. Tôi còn nhớ, vừa ngẩng đầu lên, tôi.liền bắt gặp những giọt nước mắt long lanh trong đôi mắt hiền hậu của mẹ.
Sao đấy mẹ?
Mẹ sung sướng quá con ạ. Thế là con đã bắt đầu nuôi gia đình rồi!
LÊ-Ô-NÍT l-LÍCH BRÊ-GIƠ-NÉP (Trích "Hồi tưởng”)
CHỊ VÂN
Chị Vân là công nhân chăn bò ở nông trường Cẩm Thuỷ. Nông trường có khu đồng cỏ rộng bát ngát. Hằng ngày, hàng trăm con bò và bê béo tốt mang đủ màu lông được thả cho ăn ở đây trông rất thích mắt. Mấy chú bê con chẳng chịu đi ăn xa cứ quấn quýt bên chị Vân. Chị chăm bẵm chúng chẳng khác gì các con nhỏ ở nhà. Mỗi buổi sáng, chỉ có ở đây cùng với đàn bê, chị Vân mới ngắm nhìn được toàn cảnh nông trường xanh tươi bao la vô cùng thân thiết.
(Tiếng Việt 2 - 1982)
BÉ HOA
Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lẳm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.
Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về. Từ ngày bố đi công tác xa, mẹ bận việc nhiều hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy giấy bút, viết 
thư cho bố. Vặn to đèn, em ngồi trên ghế, nắn nót viết từng chữ:
Bố ạ,
Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy, bố nhé!
Theo VIỆT TÂM
ỎNG BÁC Sĩ GIÀ
Đêm ấy, bé Vân sốt cao, phải vào bệnh viện. Em lo lắng nhìn ông bác sĩ già đeo kính trắng, cổ đeo cái ống nghe như chiếc vòng bạc. Khi khám cho Vân, đôi mày ông cứ nhíu lại như nghĩ ngợi điều gì. Cuối cùng, đôi mắt ông sáng lên làm mẹ và Vân thấy nhẹ cả người: “Cháu bị cảm thôi! Chị cứ yên tâm”.
Đêm ấy, Vân thức dậy mấy lần. Lần nào Vân cũng thấy cái bóng áo trắng và những bước chân vội vã của ông đi qua. Mẹ bảo: “Đêm nay, có bốn năm ca cấp cứu. Bác sĩ làm việc suốt đêm!”.
Đến bây giờ, Vân vẫn không quên được khuôn mặt hiền từ, mái tóc sợi đen sợi trắng, đôi mắt đầy yêu thương và lo lắng của ông.
NGÔ QUẢN MIỆN
THẦY EM
Hôm nào em đến iớp Thầy em cũng đến rồi
Trên chiếc bàn quen thuộc Trang giáo án mở ra.
Từng nét mặt như hoa Rạng ngời bên cửa lớp Chúng em có biết đâu Thầy em đang thầm lặng.
Trăn trở và băn khoăn Trước những học trò yếu
Lo lắng và suy tư
Trước những học sinh lười.
Chúng em đạt điểm mười Thầy vui trông rõ hẳn
Thầy mong em học tốt Mong cả lớp vươn lên.
Đáp lại công ơn thầy Chúng em luôn cố gắng
Thi đua học và hành Làm theo lời thầy dạy Để trở thành trò ngoan.
Hoài Tâm
NGƯỜI THẦY CŨ
Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
-Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đẩy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
-À, Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
-Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu.”
Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
(Theo PHONG THU)
NHỚ ƠN THÀY
Thường lệ như mọi năm
Ngày Hiến chương Nhà giáo Chúng em thăm thầy cô Với những cành hoa thắm.
Em tặng thầy nhành hoa
Thay lời em muốn nói
Em tặng cô đoá hồng
Thay lời em yêu thương.
Đáp lại ơn thầy cô
Chúng em luôn rèn đức Và không ngừng luyện tải Để ngày mai lập nghiệp Vững bước vào tương lai.
Hoài Tâm
ĐÀN CHIM TRỜI
Chim tiếu cổ quàng khăn đỏ huýt lên như một hồi sáo rồi tắt ngay. Chim le kêu giống tiếng con vịt con khi hốt hoảng. Con kéc kêu sốt sắng, gấp gáp thúc nhau như chạy trốn nhưng ch.ính là để gọi bầy. Vào những đêm hè trăng trong, gió nhẹ, đàn vịt trời bay về vỗ cánh trên mặt nước rào rào như một cơn giông làm những loài chim trú ngụ trong đầm nước nhớn nhác, kêu lên hốt hoảng.
(Theo TÙNG ĐIÈN)
CHIM BÓI CÁ
Trên một cành tre mảnh dẻ, một con chim bói cá đậu coi rất cheo leo. Lông cánh nó xanh biếc như tơ, mình nhỏ, mỏ dài, lông ức màu hung nâu, coi xinh lạ. Nó thu mình trên cành tre, cổ rụt lại, đầu cúi xuống như kiểu soi gương. Nó lẳng lặng như vậy khá lâu, ai cũng tưởng nó nghỉ. Vụt một cái, ,nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt. Trong cái mỏ dài và nhọn, người ta thấy con cá nhỏ mình trắng như bạc, mắc nằm ngang, nó bay lên cành cao lấy mỏ dập dập mấy cái, nuốt xong mồi, rồi lại đậu xuống nhẹ nhàng trên cành tre như trước.
(Theo LÊ VĂN HOÈ)
ĐÀN GÀ MỚI NỞ
Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời
Ôi! Chú gà ơi!
Ta yêu chú lắm!
Mẹ dang đôi cánh Con biến vào trong
Mẹ ngẩng đầu trông Bọn diều, bọn quạ.
Bây giờ thong thả
Mẹ đi lên đầu
Đàn con bé tí
Líu ríu chạy sau.
Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân, trên cỏ.
Vườn trưa gió mát Bướm bay dập dờn Quanh đôi chân mẹ Một rừng chân con.
(Phạm Hổ)
CHIM GÁY
Chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề đầy hạt cườm lấp lánh, biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì có chim gáy bay về. Sáng sớm, đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. Chim mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xoè như múa. Con chim đực nán lại trong bờ tre, đủng đỉnh cất tiếng gáy thêm một hồi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh cườm biếc, lượn nhẹ xuống với cả đàn. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh, cặm cụi sau người mót lúa.
Những con chim gáy phúc hậu, béo mượt, con chim no ấm của mùa gặt hái màu mỡ quanh năm.
(Theo TÔ HOÀI)
XUÂN VÈ
Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước NHỮNG BÀI VĂN MẪU 2	83 
lạnh lẽo mà đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm mầm xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá, lại sắp buông toả ra những tán hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
(Theo TÔ HOÀI)
MÙA HÈ
Một trận mưa rào ầm ã, sấm rung chớp giật. Mùa hè đã bắt đầu. Mùa hè đã đến sự ra oai với đất trời. Tiết trời dần dần nóng và nắng. Những chiếc quạt điện được lấy xuống. Qua thời kì nghĩ đông, nay chúng tỉnh giấc và xoè những cánh gió mạnh mẽ. Những chiếc võng được lấy ra. Tiếng võng đệm cho lời ru của bà, của mẹ đưa ta vào giấc mơ bay bổng cánh cò. Trên các nẻo đường lấp loá những chiếc nón bài thơ. Những chiếc dù đủ màu, những chiếc mũ nan rộng vành xuất hiện. Những bộ quần áo tơ lụa đã thay cho len dạ. Các em bé khoẻ mạnh trong những bộ quần áo ngắn, gọn gàng. Những người cao tuổi đã thấy ngồi trầm tư trên ghế đá, tay cầm chiếc quạt.giấy phe phẩy.
(Theo THANH THẢO)
MÙA THU CỦA EM
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn Hội rằm tháng tám Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
Quang Huy
EM YÊU MÙA THU
Tiếng trống trường rộn vang
Xua tan ánh nắng hè
Còn đâu những tiếng ve
Ngân nga trong vòm lá.
Mùa thu ơi đẹp quá!
Xao xuyến bao tâm hồn
Mùa thu đến với em
Khoảng trời xanh mơ ước.
Mùa thu em sánh bước
Vui tung tăng đến trường Mùa thu ơi mến thương!
Mùa thơm trang vở mới
Trong sáng như trời thu.
Hoài Tâm
MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi, đem lại cái lạnh tái tê. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò trên, mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
86	NHỬNG BÀI VĂN MẪU 2
Gần trưa, mây mù tan, bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản, rặng đào đã trổ hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa. Những cây thông già như bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Trời càng rét, thông càng xanh hơn. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt.
(Theo Tiếng Việt 3, sách phổ cập, NXB Giáo Dục, 1990)
CÂY GẠO
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn-đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
VŨ TÚ NAM
HOA MAI VÀNG
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hom cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích, sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa xoè ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi thơm lựng như nếp hương phảng phất bay ra. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.
(Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam)
CÂY BÀNG
Hiếm có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dầy, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đục ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
(Theo ĐOÀN GIỎI)
CÂY PHƯỢNG
Người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Còn ai quen với phượng bằng bọn cắp sách tới trường một ngày hai buổi. Hoa phượng là hoa học trò.
Mùa xuân phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu khép lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu hoa phượng. Một hôm, bỗng đâu trên cành cây báo một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu.
Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi. Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Khắp các cành đều có hoa. Hoa nở, hoa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.
CHIM CHÍCH BÔNG
Chích bông là một con chim bẻ xinh đẹp trong thế giới loài chim.
Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quí lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu.
Chính bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân.
(Theo TÔ HOÀI)
TRÀNG MỌC TRÊN BIÉN
Biển về đêm đẹp lắm. Bầu trời cao vời vợi xanh biếc một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã lóng lánh nhìn trên biển lại càng thêm lóng lánh. Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.
Màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên, rất trong. Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Bầu trời cũng sáng xanh lên. Mặt trời loé sáng. Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. Biển sáng lên lấp loá như đặc sánh, còn trời thì trong như nước. Có trăng, những tiếng động như nhoà đi, nghe không gọn tiếng, không rõ ràng như trước.
(Theo TRAN HOÀI DƯƠNG)
QUÊ EM VÙNG BIẾN
Quê em ỏ’ vùng biển
Phong cảnh đẹp vô cùng Nước biển xanh mênh mông Sóng xô tràn bãi cát Sớm ngày vang tiếng hát Từng đoàn thuyền ra khơi Chiều ngả bóng mặt trời Thuyền về đầy ắp cá Quê em giàu đẹp quá! Em yêu tha thiết quê.
(Tiếng Việt 2, Tập1, NXB Giáo Dục, 1996)
SÔNG HƯƠNG
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hòng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh, dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
(Theo ĐẢ T NƯỚC NGÀN NĂM)
ẢNH BÁC
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ'tươi Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi! Đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mĩ nhớ ra hầm ngồi.
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em.
(Theo TRẦN ĐĂNG KHOA)
GIÉNG NƯỚC BÁC HỒ
Làng con nghèo, ở ngoại ô
Một chiều vui được Bác Hồ tới thăm
Bác xem chỗ ở, chỗ ăn
Đến bên giếng đất, ân cần Bác khuyên:
- Làng ta rồi phải sạch hơn
Giữ cho đôi mắt như gương trong ngần.
Bác về, gửi gạch tặng dân
Giếng đầu tiên ấy ở sân đình làng
Tròn xoe dưới một tán bàng
Ôi gầu nước mát đầy tràn thương yêu.
Lòng Cha chia khắp xóm nghèo
Thẳm sâu mạch nước trong veo giếng này...
Cả làng đau mắt xưa nay
Bác về, như có bàn tay diệu kì Tình thương lòng Bác chỏ’ che
Giếng sâu trong vắt bốn bề khơi lên
Bác cho con gái mắt huyền
Cụ già mắt sáng, trẻ em mắt tròn...
Tin đâu sét đánh làng con
Bác không còn?
Bác không còn!
Bác ơi!
Cả làng không hẹn, không mời
Bước chân tụ lại một nơi - giếng đình
Cúi đầu, tay nắm vòng quanh
Đỏ hoe bờ giếng ân tình, Bác ơi!
Giếng đầy còn có khi vơi
Lòng dân nhớ Bác chẳng nguôi bao giờ.
PHAN THỊ THANH NHÀN