SGK Lịch Sử 10 - Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại

  • Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại trang 1
  • Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại trang 2
  • Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại trang 3
  • Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại trang 4
  • Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại trang 5
  • Bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại trang 6
Bài 11 TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
Sự phát triển nhanh chóng của sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Việc tìm con đường đi sang phương Đông đã thúc đẩy các cuộc phát kiến lớn về địa lí. Nó mang lại nguồn của cải lớn về châu Âu cũng như những hiểu biết mới về Trái Đất. Trên cơ sở đó, công cuộc tích luỹ tư bản ban đầu được tiến hành. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành. Hai giai cấp mới - tư sản và vô sản đã ra đời.
Giai cấp tư sản đang lên, có địa vị kinh tế, nhưng lại bị chế độ phong kiến và Giáo hội cản trở. Họ đã đứng lên đấu tranh, xây dựng một nền văn hoá mới trong phong trap Văn hoá Phục hưng, tiến hành Cải cách tôn giáo. Phong trào đấu tranh của nông dân đã diễn ra sôi nổi ở nước Đức, báo hiệu cho sự suy vong của chế độ
' (_	phong kiến.
Những cuộc phát kiến địa lí
Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người A-rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
Vào thời điểm đó, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới.
Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
Tháng 8 - 1492, c. Cô-ỉôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ân Độ”. Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
Tháng 7- 1497, Va-xcô đơ Ga-ma (1469? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 - 1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ân Độ. Trơ vê Li-xbon, Va-xcô dơ Ga-ma được phong làm Phó vương An Độ.
Ph. Ma-gien-lan (1480 - 1521) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.
Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Nó đã khảng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Tuy nhiên cùng với những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Hãy cho biết nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí.
Hãy chỉ trên lược dồ những cuộc phát kiến về địa lí.
Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ồ Tây Âu
Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế ở châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước ở châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản tích luỹ được số vốn ban đầu bằng sự cướp bóc thực dân. Đồng thời, họ còn dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
Ở Ănh diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng”, biến ruộng đất thành đồng cỏ nuôi cừu. Hàng vạn gia đình nông dân mất đất, đi lang thang, buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay ở thành thị, thợ thủ công cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất, trở thành người đi làm thuê.
Đến đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bất đầu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
Công trường thủ công thay thế các phường hội. Quy mô của các công xưởng thủ công lên tới hơn 100 người. Nhờ áp dụng kĩ thuật mới vào quy trình sản xuất, năng suất lao động tăng, sản phẩm nhiều hơn, giá cả hạ. Chủ xưởng tiến hành bóc lột những người lao động làm thuê, quan hệ giữa họ là quan hệ của chủ với thợ. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được hình thành trong các công trường thủ công.
Nhiều nơi ở nông thôn, sản xuất nhỏ của nông dân dần dần bị xoá bỏ và được thay thế bằng hình thức đồn điền hay trang trại. Người lao động biến thành công nhân nông nghiệp theo chế độ Jàm công ăn lương. Chủ ruộng đất trở thành tư sản nông thôn hay quý tộc mới.
Trong ngành thương nghiệp cũng xuất hiện các công ti thương mại thay cho các thương hội trung đại.
Từ những thay đổi nói trên, xã hội Tây Âu đã biến đổi, các giai cấp mới được hình thành. Những chủ xưởng, chủ ngân hàng, chủ đồn điền hợp thành giai cấp tư sản. Những người làm thuê, bị bóc lột trở thành giai cấp vô sản.
- Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghía tư bản ở châu Âu .
là gì?
Phong trào Văn hoá Phục hưng
Bước sang giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp tư sản mới ra đời, tuy có thế lực về kinh tế, song lại chưa có địa vị xã hội tương ứng. Cùng với việc con người bước đầu nhận thức được bản chất của thế giới, giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh, chống lại giáo lí Kitô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến. Cuộc đấu tranh trước hết thể hiện qua phong trào Văn hoá Phục hưng.
Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật. Trào lưu văn hóa này được gọi là phong trào Vãn hoá Phục hưng.
Hình 28 - Bức hoạ “La Giõ-công” của Lê-ô-na đơ Vanh-xi
Quê hương của phong trào Vãn hoá Phục hung là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào Văn hoá Phục hung đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.
Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng.
Những con người “khổng lồ” đã xuất hiện, toả ánh hào quang trong lịch sử : Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học ; Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn ; Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng ; sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại v.v...
Văn hoá thời Phục hưng đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.
- Vì sao có sự xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng ?
cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân
ữ) Cải cách tôn giáo
Trong thời trung đại, giáo hội Kitô là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến châu Âu. Nó chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Đến hậu kì thing đại, Giáo hội ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại các phong trào của giai cấp tư sản đang lên. Cuộc đấu tranh chống phong kiến đã làm bùng lên ngọn lửa của phong trào Cải cách tôn giáo.
Đi đầu trong phong trào cải cách là các nhà tư tưởng theo chủ nghĩa nhân văn. Họ đề ra những tư tưởng tiến bộ.
Phong trào Cải cách tôn giáo diễn ra ở khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thuỵ Sĩ, sau đó sang Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách tôn giáo của M. Lu-thơ (1483 -1546) ở Đức và của G. Can-vanh (1509 -1564, người Pháp) ở Thuỵ Sĩ.
Các nhà cải cách Lu-thơ và Can-vanh thực chất đều không có ý định thủ tiêu tôn giáo, mà chỉ dùng biện pháp ôn hoà để tiến hành cải cách, bãi bỏ các thủ tục và lễ nghi phiền toái. Cải cách tôn giáo đã được đông đảo nhân dân ủng hộ và lan rộng khắp châu Âu ở thế kỉ XVI. Giáo hội đã phản ứng dẫn đến sự phân hoá trong xã hội Tây Âu thành Tân giáo và Cựu giáo.
Các phong trào Cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là những cuộc đấu tranh cồng khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến đã suy tàn. Nó cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.
Chiến tranh nông dân Đức
■ Ở Đức, trong và sau Cải cách tôn giáo, nền kinh tế thấp kém, chế độ phong kiến bảo thủ đã cản trở việc vươn lên của giai cấp tư sản. Người nông dân cũng bị áp bức bóc lột nặng nề nên đã tiếp thu cải cách tôn giáo, tiếp thu tư tưởng của
Lu-thơ. Từ mùa xuân 1524, cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thật sự. Người lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mát Muyn-xe.
Tô-mát Muyn-xe xuất thân từ một gia đình thợ mỏ ở xton-béc. Thuở . nhỏ, ông rất chăm học ; 15 tuổi đã lập trong trường ông học một hội kín chống Giám mục Ma-đơ-bua và nhà thờ La Mã. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông trở thành Linh mục. Năm 1521, ông ra nước ngoài, sau đó trở về Đức vận động cách mạng. Ông rất đồng cảm với nhân dân, lên án gay gắt sự hủ bại của Giáo hội, lên án chế độ bóc lột phong kiến, ông kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức ; tuyên truyền và mở cuộc xây dựng
một xã hội bình đẳng cho mọi người.
Phong trào nông dân đã giành được thắng lợi bước đầu. Trước sự phát triển của phong trào, giới quý tộc phong kiến và tăng lữ Đức đã dùng mọi thủ đoạn, dốc mọi lực lượng đàn áp. Phong trào nông dân bị tổn thất nặng nề.
Cuộc chiến tranh nông dân Đức là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao. Nó biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại Giáo hội và chế độ phong kiến. Nó cũng báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến.
- Hay trình bày những nét chính của Chiến tranh nông dân Đức.
Câu hỏi
Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là gì ?
Tại sao vào thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu ?
Hãy nêu tính chất của phong trào Văn hoá Phục hưng.
Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo.
nghĩa của cuộc Chiến tranh nông dân Đức.