SGK Lịch Sử 10 - Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

  • Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước trang 1
  • Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước trang 2
  • Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước trang 3
  • Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước trang 4
sơ KẾT LỊCH sử VIỆT NAM
TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
QUÁ TRÌNH DỤNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
Từ buổi đầu dựng nước Văn Lang Âu Lạc cho đến giữa thế kỉ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lao động và chiến đấu đầy hi sinh, gian khổ nhưng hết sức kiên cường, anh dũng, sáng tạo để xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.
I - CÁC THỜI KÌ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIEN đất nước
Thời kì dựng nưỡc đầu tiên
Vào khoảng thế kỉ VII TCN, sau hàng chục vạn năm sinh sống và mở rộng • vùng cư trú, các tộc người Việt cổ trên đất Bắc Việt Nam đã hợp nhất lại, dựng nên quốc gia đầu tiên : Văn Lang và sau đó là Âu Lạc. Một nền văn minh lúa nước hình thành với nhiều thành tựu văn hoá đặc sắc.
Đầu thế kỉ II TCN, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đại phương Bắc và phải trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc trong đấu tranh kiên cường để tự giải phóng và gìn giữ nền văn hoá của tổ tiên.
Trong khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên, ở Nam Trung Bộ ngày nay, quốc gia Lâm Ấp - Cham-pa ra đời và phát triển ; ở vùng Tây Nam Bộ, quốc gia Phù Nam hình thành. Tuy nhiên, trong lúc Cham-pa phát triển dưới chế độ quân chủ với một nền văn minh độc đáo, mang nặng ảnh hưởng của văn hoá Ân Độ thì vào thế kỉ VI, quốc gia Phù Nam suy sụp.
Giai đoạn đầu của nưỡc Đại Việt phong kiến độc lập
Đầu thế kỉ X, người Việt lật đổ được chế độ đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ, độc lập. Năm 968, quốc hiệu Đại Cồ Việt được xác định. Tiến thêm một bước, năm 1054, quốc hiệu được đổi thành Đại Việt và chính thức trở thành tên nước từ đó cho đến cuối thế kỉ XVIII.
Nhà nước quân chủ ra đời, từng bước được sửa đổi và đến cuối thế kỉ XV thì hoàn chỉnh từ triều đình trung ương đóng ở Thăng Long, (kinh đô của đất nước)- đến các địa phương. Xã là đơn vị hành chính cơ sở.
Nền kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển, ruộng đồng ngày càng mở rộng, hệ thống trị thuỷ, thuỷ lợi hoàn chỉnh. Nhà nước và nhân dân cùng quan tâm đến sản xuất.
Công thương nghiệp phát triển đa dạng, sản phẩm thủ công như tơ lụa, gốm sứ, đồ vàng bạc v.v... có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, thu hút cả thương nhân nước ngoài. Mạng lưới chợ làng rộng khắp. Kinh thành Thăng Long trở thành một đô thị phồn thịnh với 36 phố phường. Thuyền buôn Trung Quốc và các nước phía nam thường xuyên qua lại trao đổi buôn bán.
Năm 1070, nền giáo dục Đại Việt chính thức ra đời và ngày càng phát triển, vừa đào tạo các bậc “hiền tài” cho đất nước vừa nâng cao dân trí. Phật giáo phát triển. Nho giáo từng bước được đề cao và chiếm địa vị độc tôn vào thế kỉ XV.
Văn học, nghệ thuật dân tộc hình thành và không ngừng phát triển với hàng loạt tác phẩm và công trình quý giá mang đậm bản sắc dân tộc.
Thời kĩ đất nưỡc bị chia cắt
Sự phát triển và thống trị của những quan hệ sản xuất phong kiến đã dãn đến sự suy thoái của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cuộc sống khó khăn của nhân dân và sự hình thành các thế lực phong kiến riêng rẽ. Chiến tranh phong kiến bùng nổ và kéo dài trong nhiều thập kỉ, cuối cùng đã tạo nên sự chia cắt đất nước thành hai miền : Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai chính quyền khác nhau.
Nền quân chủ không còn vững chắc như trước. Nền kinh tế sau một thời gian khủng hoảng, đến thế kỉ XVII thì phục hồi. Nông nghiệp Đàng Ngoài từng bước ổn định, trong lúc đó ở Đàng Trong, do lãnh thổ được mở rộng dần vào phía nam, nông nghiệp phát triển nhanh chóng. Đất Gia Định (Nam Bộ) trở thành một “vựa thóc lớn”. Từ đầu thế kỉ XVII, kinh tế hàng .hoá phát triển nhanh chóng với việc mở rộng ngoại thương. Số lượng sản phẩm thủ côrig ngày càng gia tăng và trở thành những mặt hàng hấp dẫn thương nhân nước ngoài. Sự
phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo cơ sở cho-sự hình thành và hưng khởi của các đô thị như Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến, Hội An... Văn hoá dân gian phát triển mạnh.
Tuy nhiên, từ thế kỉ XVIII, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ, trong lúc các chính quyền ở cả hai miền lại thiếu quan tâm đến đời sống của nông dân. Cuộc khủng hoảng xã hội diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII với những phong trào nông dân rộng lớn ở Đàng Ngoài và phong trào Tây Sơn ở Đàng Trong.
Nhà nước phong kiến ở cả hai miền đều sụp đổ trước sự tấn công của phong trào Tây Sơn, đất nước bước đầu thống nhất lại nhưng các vương triều Tây Sơn, được thành lập sau thắng lợi, không đủ sức duy trì.
Đất nứỡc ở nửa đầu thế kỉ XIX
Thừa hưởng những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn, nhà Nguyễn đã làm chủ được cả nước với một chính quyền quân chủ chuyên chế phong kiến. Nhà nước được củng cố nhưng lại chủ trương “đóng cửa” trong hoàn cảnh thế giới đã đổi thay. Một số chính sách kinh tế được ban hành nhưng không giải quyết được tình trạng khủng hoảng xã hội. Cuộc sống của nhân dân vẫn khổ cực, khó khăn. Nhà Nguyễn khẳng định sự độc tôn của Nho giáo. Văn học chữ Nôm lại phát triển mạnh mẽ. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nối tiếp nhau bùng lên.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược. Đất nước bước sang một thời kì mới.
Nêu một vài thành tựu tiêu biểu thời dựng nước.
Nhà nước phong kiến Đại Việt được hoàn chỉnh vào thời nào ? Vẽ sơ dồ nlĩà nước đó.
II - CÔNG CUỘC KHÁNG CHIÊN BẢO VỆ Tố QUỐC
Song song với quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam liên tục phải cầm vũ khí chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc.'
Từ cuối thế kỉ III TCN, nhân dân Lạc Việt và Tây Âu (Âu Việt) đã phải hợp lực chiến đấu lâu dài chống cuộc xâm lược của quân Tần. Tiếp đó, sau thất bại trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Triệu, nhân dân Việt cổ rơi vào cảnh Bắc thuộc và suốt hơn 1000 năm phải nối tiếp nhau nổi dậy chống chế độ đô hộ, giành lại độc lập. Sự nghiệp chiến đấu kiên cường, không mệt mỏi và liên tục đó đã đạt thắng lợi cuối cùng. Thế kỉ X - kỉ nguyên độc lập theo hướng phong kiến hoá bắt đầu.
Năm thế kỉ đầu thời phong kiến cũng là những thế kỉ liên tục nhân dân cùng các vương triều Tiền Lê, Lý, Trần hợp sức, đổng lòng cầm vũ khí chống lại những cuộc xâm lược lớn của nhà Tống, nhà Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Đầu thế kỉ XV, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, quân Minh thiết lập nền đô hộ. Không chấp nhận cảnh mất nước, hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân Đại Việt đã bùng nổ ở miền xuôi và miền núi, cuối cùng, hợp nhất lại trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh bại quân đô hộ, giành lại độc lập cho đất nước, “mở nền thái bình muôn thuở”.
Nguy cơ ngoại xâm tạm thời lắng xuống trong vài thế kỉ. Những cuộc nội chiến của các thế lực phong kiến đã dẫn đến sự chia cắt đất nước làm hai miền. Giai cấp phong kiến thống trị suy thoái dần, đẩy người nông dân đến chỗ nổi dậy đòi cuộc sống, đòi tự do. Vì quyền lợi giai cấp, các tập đoàn thống trị ở Nam, ở Bắc đã “rước voi về giày mồ” và những người nông dân một lần nữa, dưới sự lãnh đạo của người “anh hùng áo vải” Nguyễn Huệ, đứng lên kháng chiến cứu nước. Quân xâm lược Xiêm và sau đó là quân xâm lược Thanh đã bị đánh bại. Nền độc lập của Tổ quốc được giữ vững.
Công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc diễn ra hết đời này sang đời khác, đã để lại biết bao kì tích anh hùng, rất đáng tự hào, biết bao truyền thống cao quý, tươi đẹp, mãi mãi khắc sâu vào lòng của những người Việt Nam yêu nước.,
—"	'■>	
- Hãy trình bày một' cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử
Việt Nam. từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX.
- Nêwtên và sự nghiệp một sốanh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước.
Câu hỏi.
X
Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước thời Nguyễn.
Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật qua các thời kì mà em biết.
Thống kê các cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc theo trình tự niên đại, vương triều, người lãnh đạo và kết quả.