SGK Lịch Sử 10 - Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

  • Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 1
  • Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 2
  • Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 3
  • Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 4
  • Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 5
  • Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 6
  • Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 7
  • Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII trang 8
CÁCH MẠNG Tư SẢN PHÁP c	cuối THE KỈ XVIII
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Nó đã xoá bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu. Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.
I - NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tĩnh hình kinh tế, xã hội
Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
Hình 56 - Tinh cảnh nông dân Pháp trưốc cách mạng 151
Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương.
Máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân.
Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông.
Về tình hình chính trị, đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp : Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị.
Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp : tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
- Trước cách mạng, tình hình kinh tế- xa hội Pháp có gì nổi bật ?
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
Mâu thuẫn xã hội cũng được phản ánh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những thành tựu mới của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. Do vậy, trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lull Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.
- Những nhà tư tưởrìg tiến bộ Pháp đã có vai trò như thế nào trong việc chuẩn bị cho cách mạng ?
II - TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5 - 5 - 1789 tại cung điện Véc-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thêm thuế mới.
Phản đối ý định ban hành thuế mới của nhà vua, ngày 17-6, đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội, xem đây là cơ quan duy nhất thông qua các đạo luật tài chính. Tiếp đó, Quốc hội đổi thành Quốc hội lập hiến để lập ra chế độ mới và soạn thảo Hiến pháp. Vua và quý tộc phản ứng, ráo riết chuẩn bị tấn công Đẳng cấp thứ ba bằng bạo lực.
Bất bình trước hành động của nhà vua, ngày 14-7- 1789, quần chúng nhân dân đã tự vữ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và chiếm ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế. Cách mạng đã bùng nổ ở Pháp/ Về sau, ngày 14-7 được lấy làm ngày Dãn tộc, rồi trở thành ngày Quốc khánh của nướe Pháp.
)
Hình 57 — Tấn công ngục Ba-xti
Sự kiện ngày 14 - 7 ở Pa-ri đã kéo theo cuộc “cách mạng đô thị” ở các thành phố và phong trào nổi dậy ở nông thôn. Chính quyền mới thành lập nằm trong tay đại tư sản tài chính (chủ yếu là chủ ngân hàng, chủ thuyền buôn, các nhà công nghiệp và thương nghiệp lớn), được gọi là phái Lập hiến. Ngôi vua vẫn được duy trì.
Hình 58 - Phong trào nhân dân Pháp năm 1789
Cuối tháng 8 - 1789, Quốc hội Lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng : “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Tuyên ngôn gồm 17 điều, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người và khẳng định chủ quyền của nhân dân, đồng thời tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nội dung cơ bản của Tuyên ngôn thấm nhuần tư tưởng cách mạng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp thế kỉ XVIII, đồng thời phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân Pháp.
Tiếp đó, Quốc hội Lập hiến ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích công thương nghiệp phát triển như : bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán, tổ chức hành chính theo quy chế mới (cả nước được chia thành 83 quận với cơ cấu tổ chức thống nhất, xoá bỏ thuế-quan nội địa...).
Tuy vậy, cuộc sống của nhân dân lao động vẫn chưa được cải thiện : việc chia ruộng đất theo từng lô lớn đem bán với giá cao nên nông dânkhông có khả năng mua ; công nhân vẫn đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Thêm vào đó, việc ban hành đạo luật cấm công nhân hội họp, bãi công... càng làm tăng sự bất mãn trong quần chúng nhân dân, nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp diễn ra.
Tháng 9 - 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
Lu-i XVI, bề ngoài phê chuẩn Hiến pháp, thừa nhận chế độ quân chủ lập hiến, nhưng bên trong thì bí mật tìm mọi cách chống phá cách mạng : xúi giục các lực lượng phản động trong nước nổi loạn, câu kết với các thê' lực phong kiến bên ngoài (Áo, Phổ) chuẩn bị tấn công nước Pháp cách mạng nhằm khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến.
Tháng 4 - 1792, chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo - Phổ bùng nổ.
Trước tình-hình đó, ngày 11 - 7 - 1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh động viên quân tình nguyện. Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng vạn quần chúng tự vũ trang tiến về Pa-ri, hát vang bài "Mácxâye"^) đầy khí thế chiến đấu. Cách mạng Pháp phát triển sang giai đoạn mới.
Cách mạng tư sản Pháp 1789 bùng nô' trong bô'i cảnh nào ? -Hãy nêu những việc làm của phái Lập hỉêh sau khỉ lên
cầm quyền.
V? sao quần chúng cách mạng Pháp tiếp tục nổi dậy ?
TƯ sản công thương cầm quyền. Nền cộng hoõ được thành lập
Ngày 10 - 8 - 1792, không khí cách mạng bao trùm khắp Pa-ri. Các công xã cách mạng được thành lập, nắm toàn bộ chính quyền trong thành phố. Nhân dân Pa-ri, được sự hỗ trợ của các địa phương, đã tấn công hoàng cung, bắt giam vua và hoàng hậu. Chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương được gọi là phái Girôngđanh (2). Một quốc hội mới được bầu ra theo chế độ phổ thông đầu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên.
Ngày 21 - 9 - 1792, Quốc hội khai mạc, tuyên bố phế truất nhà vua, thiết lập nền Cộng hoà thứ nhất. Ngày 21 - 1 - 1793, vua Lu-i XVI bị xử chém vì tội phản quốc.
Sau này, bài Mácxâye trở thành Quốc ca của nước Pháp.
Phái này đại diện cho phần lớn tư sản công thương ở quận Gi-rông-đơ, vùng Tây Nam nước Pháp.
Hỉnh 59 - Vua Lu-i XVI bị xử chém (21 - 1 - 1793)
Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước những thử thách nặng nề. Bên trong, bọn phản cạch mạng nổi loạn, đời sống nhân dân sa sút do nạn đầu cơ tích trữ và chiến tranh kéo dài, sản xuất bị đình trệ. Bên ngoài, các nước phong kiến châu Âu, được sự hỗ trợ của quân Anh, liên minh với nhau chống lại nền cộng hoà non trẻ.
Phái Girôngđanh, sau khi đạt được mục đích, không muốn đưa cách mạng tiến xa hơn, làm thiệt hại đến quyền lợi của tư sản. Chỉ những người thuộc phái Giacôbanpp đại diện cho tầng lớp tư sản vừa và nhỏ, gần gũi với những người tiểu tư sản và bình dân là muốn đẩy cách mạng tiếp tục đi lên nhằm giải quyết triệt để những yêu cầu của quần chúng.
Ngày 31 - 5 - 1793, hưởng ứng lời kêu gọi của ủy ban khởi nghĩa, quần chúng cách mạng ở Pa-ri đã kéo đến bao vây trụ sở Quốc hội. Ngày 2-6, nhiều đại biểu Girôngđanh bị bắt. Chính quyền chuyển sang tay phái Giacôbanh.
Phái Gỉacôbanh lên nắm chính quyền trong hoàn cảnh'nào ?
Nền chuyên chính Giacôbanh - đỉnh cao của cách mạng
Chính quyền Giacôbanh (đứng đầu là Luật sư Rô-be-spie - người có tinh thần cách mạng triệt để và tích cực bảo vệ quyền lợi của quần chúng nhân dân) được thiết lập trong bối cảnh nước Pháp bị đe doạ nghiêm trọng. Trong nước, bọn phản cách mạng luôn quấy rối, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Ngoài mặt trận, sự thất bại của quân Pháp đã tạo đà cho quân đồng minh phong kiến vượt qua biên giới tràn vào nước Pháp, quyết tâm “bóp chết” nền cộng hoà.
(1) Lấy tên theo tu viện Thánh Gia-cốp, là nơi đặt trụ sở của câu lạc bộ Giacôbanh.
Để đưa đất nước thoát khỏi cơn hiểm nghèo, việc đầu tiên mà những người Giacôbanh quan tâm là phải giải quyết vấn đề ruộng đất - đòi hỏi cơ bản của quần chúng nông dân ; qua đó, động viên họ tham gia cách mạng chống thù trong, giặc ngoài.
Đạo luật ngày 3-6 quy định tịch thu ruộng đất của quý tộc phong kiến chia thành nhiều mảnh nhỏ, bán theo phương thức trả dần trong 10 năm. Do vậy, mỗi nông dân đều có quyền sở hữu một mảnh ruộng.
Tháng 6 - 1793, Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố chê' độ cộng hoà, ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xoá bỏ.
Ngày 23 - 8 - 1793, Quốc hội thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc” để huy động sức mạnh của nhân dân cả nước chống “thù trong, giặc ngoài” ; ban hành luật giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân. Hưởng ứng lệnh tổng động viên, 42 vạn người đã tình nguyện tham gia đội quân cách mạng. Nhờ vậy, phái Giacôbanh đã dập tắt được các cuộc nội loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Cách mạng Pháp đã đạt tới đỉnh cao.
Trong khi cách mạng đang giành được thắng lợi thì những mâu thuẫn nội bộ phái Giacôbanh cũng nảy sinh và ngày càng trở nên gay gắt. Sự phân hoá nội bộ làm cho phái Giacôbanh suy yếu.
Ngày 27 - 7 — 1794G), trong phiên họp của Quốc hội, lực lượng tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bắt Rô-be-spie và các nhân vật chủ chốt của phái Giacôbanh. Chính quyền rơi vào tay thế lực phản động, chấm dứt giai đoạn phát triển đi lên của cách mạng.
- Chính quyền Ciacôbanh đã thực hiện những biện phấp gì trong cuộc đâ'u tranh chôhg thù trong, giặc ngoài ?
Thời kì thoái trào
Sau cuộc đảo chính ngày 27 - 7 - 1794, chính quyền thuộc về phái tư sản mới giàu lên trong thời gian chiến tranh nhờ buôn bán gian lận, đầu cơ tích trữ và tham ô công quỹ. uỷ ban Đốc chính được thành lập, tập trung quyền lực vào 5 uỷ viên. Nhiều thành quả cách mạng bị thủ tiêu : luật giá tối đa bị bãi bỏ, quyền tự do dân chủ bị hạn chế, 'những người cách mạng bị khủng bố, các câu lạc bộ chính trị bị đóng cửa...
(1) Còn gọi là ngày 9 tháng Técmiđo (tháng Nóng) ; theo lịch cách mạng - các tháng được gọi tên theo thời tiết háy mùa vụ trong năm.
Dưới chế độ Đốc chính, nước Pháp luôn trong tình trạng xáo động và ngày càng khó khăn. Các thế lực phong kiến vẫn âm mưu nổi loạn. Một liên minh mới cửa các nước châu Âu nhằm chống Pháp được hình thành.
Để củng cố địa vị thống trị của mình và lập lại trật tự xã hội, giai cấp tư sản đã ủng hộ Na-pô-lê-ông Bô-na-pác - một viên tướng có tài chỉ huy quân sự, làm cuộc đảo chính thành công (11 - 1799), chấm dứt chế độ Đốc chính. Nền độc tài quân sự được thiết lập ở Pháp.
Năm 1804, Na-pô-lê-ông lên ngôi Hoàng đế đã thành lập Đế chế thứ nhất, lấy hiệu là Na-pô-lê-ông I, tiến hành cuộc chinh phạt hầu hết các nước châu Âu. Năm 1812, Na-pô-lê-ông bị thua trận ở Nga. Năm 1815, các nước đồng minh chống Pháp đã đánh thắng Na-pô-lê-ông ở trận Oa-téc-lô. Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
- Hãy cho biết tình hình nước Phấp sau cuộc đảo chính ngày
27-7-1794.
- Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP cuối THẾ KỈ XVIII
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản : lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành. Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu, chế độ phong kiến đã bị lung lay ở khắp châu Âu. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.
Câu hỏi
Cách mạng tư sản Pháp nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
Lập niên biểu diễn biến cách mạng qua các giai đoạn. Tại sao nói : Thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp ?
Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối
thếkĩxvill. ________