SGK Lịch Sử 10 - Bài 38: Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871

  • Bài 38: Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871 trang 1
  • Bài 38: Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871 trang 2
  • Bài 38: Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871 trang 3
  • Bài 38: Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871 trang 4
  • Bài 38: Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871 trang 5
QUỐC TẾ THỨ NHẤT " ÚO VÀ CÔNG XÃ PA-RI1871
I- QUỐC TẾ THỨ NHẤT
1. Hoàn cảnh ra đời
Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân càng thêm đông đảo và tập trung tới mức độ khá cao, đặc biệt ở những trung tâm công nghiệp. Ach áp bức, bóc lột đối với công nhân cũng tăng thêm. Do đó, những cuộc đấu tranh mới của công nhân châu Âu không ngừng diễn ra, song vẫn còn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng.
Tinh hình trên đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào công nhân các nước. Ngày 28-9- 1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (thường được gọi là Quốc tế thứ nhất} được thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.
Hình 75 — Buổi lễ tuyên bố thành lập
Quốc tế thứ nhất
- Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh nào ?
2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất
Trong thời gian tồn tại (từ tháng 9 - 1864 đến tháng 7 - 1876), Quốc tế thứ nhất đã tiến hành 5 đại hội. Hoạt động chủ yếu của Quốc tế nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống những tư tưởng lệch lạc trong nội bộ ; đồng thời, thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng : tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống cồng nhân.
Hình 76 - Cuộc họp đại biểu lần đầu tiên của Quốc tế thứ nhất tại Giơ-ne-vơ
Dưới ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất, công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào phong trào đấu tranh chính trị. Các tổ chức quần chúng của công nhân như công đoàn, hội tương tế được thành lập ở nhiều nơi. Quốc tế có nhiều đóng góp cụ thể giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt là kêu gọi úng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri (1871).
Năm 1867, công nhân đúc đồng ở Pa-ri bãi công. Quốc tế đã tổ chức quyên góp giúp đỡ đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi. Trong những năm 1868 - 1869, công nhân mỏ ở Bỉ liên tục bãi công. Quốc tế đã kêu gọi công nhân các nước giúp những người bãi công và gia đình họ vượt qua khó khăn. Năm 1871, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri đứng lên làm cách mạng, thành lập Công xã - chính quyền vô sản đầu tiên trên thế giới. Quốc tế đã tích cực hưởng ứng cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri và kêu gọi công nhân các nước ủng hộ Công xã.
Như vậy, bằng những đóng góp thiết thực của mình, Quốc tế thứ nhất là tổ chức quốc tế đầu tiên góp phần truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong
phong trào công nhân quốc tế và đoàn kết, thống nhất lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột.
Năm 1876, Quốc tế thứ nhất tuyên bố giải tán.
- Vải trò của Quốc tê' thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế như thếnào ?
II - CÔNG XÃ PA-RI 1871
1. Cuộc cách mạng 18 -3-1871 và sự thành lập Công xã
Trong những năm 1850 - 1870, ở Pháp, cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng : sản xuất công nghiệp tăng nhanh so với thời gian trước, đội ngũ công nhân ngày càng đông và tập trung hơn. Sự tăng cường độ và thời gian lao động đối với công nhân (ngày làm việc kéo dài 13 - 14 giờ) và cuộc sống khó khăn do hậu quả của khủng hoảng kinh tế những năm 1860 - 1867 đã làm gay gắt thêm những mâu thuẫn giai cấp vốn có trong lòng xã hội tư bản, tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh mới của công nhân.
Trước tình hình đó, chính phủ Đế chế II do Na-pô-lê-ông III đứng đầu quyết định gây chiến với Phổ nhằm khắc phục nguy cơ khủng hoảng trong nước, về phía Phổ, cũng muốn tiến hành chiến tranh để hoàn thành thống nhất nước Đức, đàn áp phong trào dân chủ trong nước.
Ngày 19-7-1870, chiến tranh Pháp - Phổ bùrig nổ. Ngày 2-9-1870, toàn bộ đội quân Pháp và Na-pô-lê-ông III phải đầu hàng. Ngày 4 -9-1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ Đế chế II, đòi thiết lập chế độ cộng hoà và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên Chính phủ Vệ quốc. Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, “Chính phủ Vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc”, quyết định đầu hàng và xin đình chiến, mở cửa cho quân Phổ tiến vào nước Pháp. Nhưng nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị Quô'c dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.
3 giờ sáng ngày 18-3-1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân. Quẩn chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ Quốc dân quân, bao vây quân chính phủ.
Trưa 18-3, theo lệnh của uỷ ban trung ương Quốc dân quân, các tiểu đoàn tiến vào trung tâm thủ đô, chiếm được các cơ quan chính phủ, nhà ga, sở cảnh sát và toà Thị chính. Quân chính phủ phải rút chạy về Véc-xai để củng cố lực lượng. Quốc dân quân làm chủ thành phố.
Ngày 18-3-1871, lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ. Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Cuộc cách mạng 18-3-1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào ?
2. Công xã Pa-ri - Nhà nưôc kiểu mỡi
Để củng cố chính quyền mới, ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của Nhà nước mới là Hội đồng Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
Hình 77 — Công xã Pa-ri mở cuộc họp các uỷ viên công xã tại toà Thị chính
Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ ra khỏi nhũơg hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.
Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ : công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân. Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.
Trong thời gian nhân dân Pa-ri nổi dậy, chính phủ tư sản phản động - đứng đầu là Chi-e, đã hoảng sợ rút chạy về Véc-xai với một số tàn quân. Thắng lợi của Công xã làm cho kẻ thù tức tối. Sau một thời gian tập hợp lực lượng và câu kết với quân Phổ, ngày 2-4-1871, quân đội của Chi-e tiến hành phản công, mở đấu cuộc nội chiến. Các chiến sĩ Công xã và nhân dân lao động Pa-ri đã thể hiện tinh thần anh dũng tuyệt vời khi chống trả kẻ thù, đặc biệt trong thời gian từ 21 - 5 đến 28-5-1871 mà lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu”. Do cuộc chiến đấu không cân sức, ngày 28 - 5, chiến luỹ cuối cùng của Công xã đã lọt vào tay kẻ thù.
Công xã Pa-ri chỉ tồn tại 72 ngày, nhung để lại “một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới” (Lê-nin).
Mặc dù thất bại, những chính sách mà Công xã đề ra đã thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động vì lợi ích của đa số nhân dân lao động.
- Trình bày những chính sách thể hiện bản chất nhà nước kiểu mới của Công xã Pa-rí.
Câu hỏi
Trình bày sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất những năm 60 - 70 của thế kỉ XIX.
Chứng minh rằng : Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.