SGK Lịch Sử 10 - Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

  • Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV trang 1
  • Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV trang 2
  • Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV trang 3
  • Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV trang 4
  • Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV trang 5
Bài
CÔNG CUỘC XÂY DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TÊ TRONG CÁC THÊ KỈ X - XV
Với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, từ thê' kỉ X cho đến thế kỉ XV, nhân dân Việt Nam đã cần cù lao động, xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ, toàn diện. Ruộng đất ngày càng mở rộng, thủ công nghiệp ngày càng phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển của thương nghiệp trong nước cũng như giao lưu với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, do sự chi phối của những quan hệ sản xuất phong kiến, xã hội ngày càng phân hoá.
Mỏ rộng, phát triển nông nghiệp
Đầu thế kỉ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả nước, từ miền xuôi đến miền ngược phấn khởi, ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng, phát triển nông nghiệp nhằm nhanh chóng nâng cao đời sống, đưa đất nước ngày càng cường thịnh.
Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích canh tậc ngày càng gia tăng. Vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển được khai phá. Nhiều xóm làng mới được thành lập. Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng để khuyến khích nhân dân sản xuất. Nhà Trần khuyên khích các quý tộc, vương hầu mộ dân nghèo đi khai hoang, thành lập điền trang. Đại Việt đương thời thường xuyên bị nạn lụt đe doạ, gây nhiều khó khăn. Nhà Lý chú trọng cho dân xây dụng những con đê. Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc”^).
Theo nhận xét của sứ thần Trung Quốc : “Từ đó thuỷ tai không còn nữa mà đời sống của dân cũng được sung sướng, đất không bỏ sót một nguồn lợi nào”.
(1) Còn gọi là đê “đỉnh nhĩ”.
Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định. Thời Lê sơ, nhà nước sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Các vua Lê cũng cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.
Các nhà nước Lý, Trần, Lê sơ đều quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu : “Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp... Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”.
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Ngoài việc chăn nuôi và bảo vệ trâu, bò làm sức kéo, người dân còn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan...
Ngoài việc trồng lúa, nhân dân còn trồng nhiều cây lương thực khác như sắn, khoai, đậu, kê và các loại cây ăn quả như cam, quýt, chuối, nhãn, vải... cùng một số cây công nghiệp như bông, dâu...
Nhiều vườn rau được hình thành xung quanh các khu đông dân. Mùa màng tốt tươi, nhân dân đủ ăn, đủ mặc, đã khiến các nhà thơ ngợi ca :
Đứng mãi nào hay ngày đã tận,
Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh.
(Bùi Tông Quán, bản dịch)
Hoặc nhân dân thời Lê có câu :
Đời vua Thái TỔ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.
- Nhà nước và nhân dân Đại Việt đã làm gì dể phát hiển nông nghiệp ?
-Sự phát hiển nông nghiệp dương thời có ý nghĩa gì đô'i với xã hội ?
Phát triển thủ công nghiệp
Đất nước độc lập, thống nhất. Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng do nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên. Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng
phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Chuông đồng, tượng Phật xuất hiện ở khắp các chùa chiền. Đồ gốm tráng men ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hoa lá... được đem trao đổi ở nhiều nơi. Người thợ gốm còn sản xuất các loại gạch có trang trí hoa, rồng để phục vụ việc xây dựng cung điện, chùa chiền. Các nghề chạm khắc đá, làm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm giấy các loại, nhuộm vải đều phát triển.
Hình 36 - Hình rồng và hoa dây (chùa Phật Tích - Bắc Ninh)
Theo Thiên nam hành kí (của một tác giả Trung Quốc, thời Nguyên), nhà Trần đã dâng cống nhiều sản phẩm thủ công quý giá như lụa mịn ngũ sắc, mâm đá hoa dát vàng, bạc, đĩa hình hoa sen bằng vàng, khăn lụa thêu kim tuyến...
Việc khai thác các tài nguyên trong lòng đất (mỏ vàng, bạc, đồng...) ngày càng phát triển.
Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên) v.v... Tuy nhiên, nhân dân ở đây vẫn làm nông nghiệp.
- Sự rạ đời của các làng nghề thủ công có ý nghĩa gì đô'i với sự phát triển của thủ công nghiệp ?
Các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đều thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự. Đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự. chỉ dạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ (súng lớn) và đóng được thuyền chiến có lầu. Thời Lê sơ, quan xưởng được mở rộng.
-Em đánh giá như thế nào về thủ công nghiệp nước ta dương thời ?
Mồ rộng thương nghiệp
Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp.
Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở nhiều nơi. Giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, thủ công ngày càng nhộn nhịp.
Một sứ giả nhà Nguyên đến nước ta vào cuối thế kỉ XIII đã viết: “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hoá trăm thứ, bày la liệt".
(An Nam tức sự)
Thăng Long từ thời Lý, Trần đã là một đô thị lớn với nhiều phố phường, chợ. Thời Lê sơ, Thăng Long có 36 phố phường vừa buôn bán vừa làm thủ công, phát triển phồn thịnh.
Từ sớm, các thuyền buôn Trung Quốc hay các nước phương Nam đã qua lại buôn bán ở các vùng biển phía bắc và miền Trung. Năm 1149, nhà Lý cho xây dựng trang Vân Đồn (Quảng Ninh) làm bến cảng để thuyền buôn nước ngoài vào trao đổi hàng hoá. Lạch Trường (Thanh Hoá), Càn Hải (Nghệ An), Hội Thống (Hà Tĩnh), Thị Nại (Bình Định) đều là những vùng cảng quan trọng.
Viết về Lạch Trường, An Nam tức sự nhận xét : “Thuyền bè các nước ngoài đến họp ở đây, mở chợ ngay trên thuyền, thật là thịnh vượng”.
ở vùng biên giới Việt - Trung, từ thời Lý đã hình thành một số địa điểm trao đổi hàng hoá. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa là, giấy bút, hương liệu, vải vóc, ngà voi, ngọc vàng... đến trao đổi.
Tuy nhiên, vào thời Lê, nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.
- Em nghĩ thế nào về thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ X-XV?
Tình hĩnh phân hoá xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân
Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến vừa góp phần
nâng cao đời sống nhân dân, củng cố nền độc lập dân tộc, vừa đẩy nhanh sự phân hoá xã hội. Giai cấp địa chủ thống trị ngày càng mở rộng ruộng đất tư hữu, nhất là các quý tộc Trần với hệ thống điền trang của mình. Ban đầu, điều này góp phần mở rộng diện tích canh tác, giải quyết ít nhiều tình trạng dân phiêu tán. Từ thế kỉ XIV, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mất mùa, đói kém xảy ra ngày càng nhiều, nên “nhân dân nhiều người phải bán ruộng đất và bán con trai, con gái làm nô tì”. Trong lúc đó, vua quan, quý tộc chấp chiếm ruộng đất, ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân đã bùng lên, nhất là vào cuối thế kỉ XIV. Nhà Trần suy vong. Tể tướng Hồ Quý Ly thực hiện một cuộc cải cách lớn để cứu vãn tình thế - nhà Hồ được thành lập.
Câu hỏi
Những nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở các thế kỉ X - XV ?
Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê.
Sự phân hoá xã hội ỏ thế kỉ XIV dẫn đến hậu quả gì ?