SGK Lịch Sử 10 - Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 1
  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 2
  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 3
  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 4
  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 5
  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 6
  • Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX trang 7
HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG Tư SẢN
ở CHÂU ÂU VÀ Mĩ GIỮA THÊ KỈ XIX
Hình 63 - Bi-xmác (1815 - 1898)
Trong các thập niên 50 - 60 của thế kỉ XIX, nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới những hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mĩ. Điều này đã khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
1. Cuộc đấu tranh thống nhất nưỡc Đức
Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng ; từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp làm cho đội ngũ công nhân tăng nhanh ; riêng ở Béc-lin, chỉ trong 10 năm (1849 - 1859), số công nhân tăng từ 5 vạn lên 18 vạn. Béc-lin trở thành trung tâm chê' tạo máy móc.
Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển .sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa : sử dụng máy móc, thuê mướn nhân công, đẩy mạnh khai khẩn...
Phương thức kinh doanh mới tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản hoá, gọi là Gioongke.
Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là đất nước vẫn trong tình trạng bị chia xẻ thành nhiều vương quốc, trong đó Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất. Vấn đề thống nhất đất nước ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết.
Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ đại diện là Bi-xmác, được sự ủng hộ của giai Cấp tư sản đã dùng vũ lực để thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh với các
nước láng giềng : chống Đan Mạch (1864), chống Áo (1866) và chông Pháp (1870 - 1871). Do thắng lợi, năm 1867, Liên bang Bắc Đức ra đời, bao gồm 18 quốc gia ở Bắc Đức và 3 thành phố tự do. Hiến pháp Đức được thông qua, thừa nhận quyền lực tối cao thuộc về vua Phổ và hạn chế vai trò của Quốc hội.
Với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870- 1871), Bi-xmác đã gạt được ảnh hưởng của Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành việc thống nhất đất nước.
Ngày 18 - 1 - 1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp). Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên ngôi Hoàng đế. Bi-xmác trở thành Thủ tướng nước Đức. Tháng 4-1871, Hiến pháp mới được ban hành, quy định nước Đức là một liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, củng cô' vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ.
Như vậy, việc thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.
Hình 64 - Lược đồ quá trình thống nhất Đức
Hay trình bày nhưng nét lớn về tình hình nước Đức ở giữa thế kiXIX.
Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến chính của quá trình thông nhâ't Đức.
2. Cuộc đấu tranh thống nhất l-ta-li-a
Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a vẫn bị chia thành 7 vương quốc nhe/ Đó là : Lôm-bác-đi-a - Vê-nê-xi-a, Pác-ma, Môn-đê-na, Tô-xca-na, Rô-ma-ni-a (đất thuộc Giáo hoàng, có quân Pháp chiếm đóng), Na-pô-li và Pi-ê-môn-tê.
). Phần lớn các vương quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế và chịu sự khống chế của đế quốc Áo ; duy chỉ có Vương quốc Pi-ê-môn-tê là giữ được độc lập với chế độ chính trị và kinh tế tiến bộ hơn cả.
Dưới sự đô hộ của đế quốc Áo và ách thống trị của các thế lực phong kiến trong nước, hầu hết các quốc gia ở l-ta-li-a đều trong tình trạng trì trệ lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Trong khi đó, ở Vương quốc Pi-ê-môn-tê, nền quân chủ lập hiến của triều đại Xa-voa (đại diện cho quyền lợi của liên minh quý tộc tư sản hoá và đại tư sản) đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa đi lên.
Giai cấp tư sản ở các vương quốc trên bán đảo I-ta-li-a đều muốn dựa vào Pi-ê-môn-tê để loại bỏ thế lực của Áo, thực hiện việc thống nhất I-ta-li-a. Bá tước Ca-vua - Thủ tướng Pi-ê-môn-tê, chủ trương dùng chiến tranh để thành lập nước I-ta-li-a thống nhất dưới sự lãnh đạo của Vương triều Xa-voa.
Tháng 4 - 1859, Ca-vua liên minh với Pháp tiến hành chiến tranh với Áo. Trong khi chiến sự đang diễn ra, quần chúng ở các vương quốc thuộc miền Trung I-ta-li-a đã nổi dậy khởi nghĩa. Bọn phong kiến thống trị ở đây phải chạy sang Áo. Liên quân Pi-ê-môn-tê - Pháp, được sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi, đã đẩy quân Áo vào tình thế vô cùng khó khăn. Tháng 3 - 1860, các vương quốc trên sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
Tháng 4 - 1860, phong trào khởi nghĩa của nhân dân ở đảo Xi-xi-li-a (miền Nam I-ta-li-a) bùng nổ đòi lật đổ chính quyền tay sai đế quốc Áo và thống nhất đất nước. Ga-ri-ban-đi đem quân xuống giúp nhân dân Nam I-ta-li-a. Đội quân “Áo đỏ” hơn 1000 người do Ga-ri-ban-đi chỉ huy đã rời Giê-nô-va, vượt biển đổ bộ lên đảo Xi-xi-li-a.
Chỉ trong một thời gian ngắn, khoảng 4000 nông dân xin gia nhập đội quân “Áo đỏ” đã tiến vào thủ đô Na-pô-li, giải phóng toàn bộ miền Nam l-ta-li-a. Một chính quyền mới được thành lập do Ga-ri-ban-đi làm Chấp chính, những chính sách dân chủ được ban hành : chia đất công- cho nông dân, những đặc quyền phong kiến bị bãi bỏ...
Sau đó, miền Nam I-ta-li-a được sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10 - 1860), thành lập Vương quốc I-ta-li-a. Vua Pi-ê-môn-tê là Em-ma-nu-en II được tôn làm Quốc vương, Bá tước Ca-vua làm Thủ tướng.
Biên giới quốc gia đến năm 1859
Vùng lãnh thổ được sáp nhập 	vào Pi-ê-môn-tê năm 1860
Vùng lãnh thổ được sáp nhập vào l-ta-li-a
	năm 1870
1859_^	Cuộc tiến công của liên quân
Pi-ẽ-môn-tê - Pháp chống quân Áo 0 Nơi diễn ra các trận đánh chủ yếu
	>• Đường tiến quân của
đôi quân “Áo đỏ'
Nhũng vùng diên ra khởi nghĩa Hiilli.l	 đồi thống nhất đất nước
1870	Năm thống nhất lãnh thổ vào
Vương quốc l-ta-li-a
Biẽn giới Vương quốc l-ta-li-a
năm 1870
Hình 65 — Lược đồ tiến trình thống nhất I-ta-li-a
Nhưng đất nước I-ta-li-a vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn vì còn hai vùng chưa được giải phóng là Vê-nê-xi-a (bị Áo thống trị) và Rô-ma (dưới sự bảo hộ của Pháp). Năm 1866,1-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng được Vê-nê-xi-a. Năm 1870, với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, Rô-ma đã thuộc về I-ta-li-a.
Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ I-ta-li-a, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Kết hợp với lược đồ, hãy trình bày diễn biến chính quá trình
thống nhâ't I-ta-li-a.
Nội chiến ỏ Mĩ
Sau chiến tranh giành độc lập vào nửa cuối thế kỉ XVIII, nước Mĩ ra đời gồm 13 bang ở ven biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mĩ. Tiếp đó, lãnh thổ Mĩ được mở rộng nhanh chóng sang phía tây.
Ị Ô-RI-GƠN (Trựớclà vùng ISnh thổ tranh chấp giữa Anh, '■ Hi Lan; time thuộc Mĩf
('Mua của Anh nềrạ1848) /
5 / NIU MÊ-HI-CÔ O' '• í Chiếm cứ của Mể-hi-cỏ 5 \	nẫm1848)
Nước Mĩ năm 1873
£ • Oa-sinh-tơn
CA NA ĐA
ự Chiếm ctoủa Mể-hi-cõ N /Ư 0 c \ năm 1848)	í	i
't •• '(Chiérrì-cứcủạMê-hi-cô TẾCH-DÁT* •
\ rs
\ . 1	\	(Thôntinh
Y \	\ năm 1845-1848)
THÁI
BÌNH DƯƠNG
ỉ ĩ Đ.. ■ ■■ ,• / /
Ị	/
1	DƯƠN
-	(Mua của Tây Ban Nha
năm 1811-1818)
Hình 66 - Lược đồ nước Mĩ giữa thế kỉ XIX
Miền Đông Bắc nước Mĩ là vùng phát triển công nghiệp, miền Nam là vùng nông nghiệp đồn điền, miền Tây là vùng đất bao la, nơi thu hút dân di cư mới. Bằng biện pháp mua lại đất đai của Pháp, Anh, của Tây Ban Nha, chiếm cứ đất đai của Mê-hi-cô và dồn đuổi thổ dân, nước Mĩ ngày càng được mở rộng, lập thêm nhiều bang mới.
Đến giữa thế kỉ XIX, lãnh thổ Mĩ đã kéo dài tới bờ biển Thái Bình Dương, bao gồm 30 bang.
Bấy giờ, kinh tế Mĩ phát triển theo hai con đường : miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay các trại chủ và nông dân tự do ; miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.
Nhờ những điều kiện thuận lợi (có vùng đất đai miền Tây rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tàn dư phong kiến không nặng nề như nhiều quốc gia châu Âu, nguồn nhân công dồi dào do dân di cư từ châu Âu tới mang theo những tiến bộ về khoa học-kĩthuật...), nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các ngành công nghiệp : dệt, đường sắt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy v.v... Năm 1850, sản xuất công nghiệp của Mĩ đứng thứ tư thế giới, sau Anh, Pháp, Đức.
Về mặt nông nghiệp, ở miền Bắc và miền Tây, kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế dựa trên sự phát triển chăn nuôi và sản xuất lúa mì để phục vụ thị trường công nghiệp, ở miền Nam, kinh tế đồn điền phát triển với các nghề trồng bông, mía, thuốc lá... dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ đã làm giàu nhanh chóng cho giới chủ nô. Tuy vậy, sự tồn tại của chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Mĩ.
Bằng việc vắt kiệt sức lao động của ngườPnô lệ, các chủ nô không chịu . áp dụng những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật nên năng suất thu hoạch ngày càng thấp, đất đai trở nên cằn cỗi vì không được chăm bón, cải tạo. Các chủ nô miền Nam muốn khai khẩn những vùng đất mới ở miền Tây để lập đồn điền, nơi mà các trại chủ miền Bắc cũng đang “nhòm ngó” để mở rộng diện tích chăn nuôi và trồng trọt, cung cấp thực phẩm cho công nghiệp.
Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ miền Bắc với các chủ nô miền Nam càng thêm gay gắt. Phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ, được đông đảo những người tiến bộ da trắng tư sản, trại chủ, công nhân, nông dân... ủng hộ, diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nguy cơ một cuộc nội chiến đang đến gần để thanh toán các lực lượng bảo thủ, giải phóng nô lệ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản Mĩ phát triển trong cả nước.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến là cuộc bầu cử tổng thống năm 1860, khi ứng cử viên của Đảng Cộng hoà (đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản và các trại chủ miền Bắc) là A-bra-ham Lin-côn trúng cử Tổng thống.
A-bra-ham Lin-côn (1809 - 1865) sinh ra trong một gia đình chủ trại nghèo ở Ken-tấc-ki. Hồi trẻ, ông làm nhiều nghề để sinh sống, tranh thủ thời gian học luật và trở thành luật SƯ. Năm 1848, Lin-côn được bầu vào Quốc hội. Ông đã đọc nhiều bài diễn văn chống lại chế độ nô lệ da đen.
Sự kiện này đe doạ quyền lợi của các chủ nô miền Nam vì Đảng Cộng hoà chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ.
Để tỏ thái độ phản đối, 11 bang miền Nam tuyên bố tách khỏi Liên bangC), thành lập Hiệp bang riêng, có chính phủ, tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại chính phủ trung ương.
(1) Do vậy, nội chiến Mĩ còn được gọi là Chiến tranh li khai. 168
Hình 67 - Tổng thống Lin-côn (người ngồi bên trái) thẩm duyệt bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ
Ngày 12-4 - 1861, nội chiến bùng nổ. Giữa năm 1862, Tổng thống Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư (người được cấp đất chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ), tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế trang trại.
Ngày 1 - 1 - 1863, sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành. Nhờ vậy, hàng vạn nô lệ được giải phóng cùng với đông đảo dân tự do -
những người mới được cấp đất, đã gia nhập đội quân của Chính phủ Liên bang. Sức mạnh của quân đội Liên bang được tăng cường.
Ngày 9 - 4 - 1865, trong trận đánh quyết định tấn công thủ phủ Hiệp bang, quân đội Liên bang đã chiến thắng vẻ vang, chấm dứt cuộc nội chiến.
Cuộc nội chiến 1861 - 1865 là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ, kể từ sau Chiến tranh giành độc lập. Dựa vào lực lượng cách mạng của quần chúng (những chủ trại, dân tự do và người da đen), giai cấp tư sản miền Bắc đã xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở khu vực này. Nền kinh tế Mĩ đã vươn lên mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XIX.
Hay nêu đặc điểm tình hỉnh nước Mi giữa thế kỉ XIX.
Trình bày diễn biến và kết quả cuộc nội chiến ở Mĩ.
Câu hỏi
Z
Tại sao nội : Sự nghiệp thống nhất Đức, thống nhất l-ta-li-a vấ nội chiến ở Ml iriang tính chất một cuộc cách mạng tư sản ?
Hãy cho biết hệ quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức, thống nhất l-ta-li-a đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.