SGK Lịch Sử 10 - Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

  • Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh trang 1
  • Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh trang 2
  • Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh trang 3
  • Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh trang 4
CÁC cuộc CÁCH MẠNG TƯ SẢN
(TÙ giữa thê kỉ XVI đến cuối thê kỉ XVIII)
ỌQ CÁCH MẠNG HÀ LAN
VÀ CÁCH MẠNG Tư SẢN ANH
Sự phát triển của kinh tế tu' bản chủ nghĩa từ thời hậu kì trung đại dẫn đến bước chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. Bước chuyển ấy được mở đầu bởi các cuộc cách mạng tư sản. Từ giữa thế kỉ XVI, nhân dân Hà Lan đã đấu tranh lật đổ ách thống trị của Vương triều Tây Ban Nha, thiết lập nền cộng hoà tư sản đầu tiên. Tiếp đó, cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII là trận tấn công lớn vào thành trì của chế độ cũ, lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
1. Cách mạng Hà Lan
Trước cách mạng, lãnh thổ thuộc hai nước Bỉ và Hà Lan ngày nay, gọi là Nê-đéc-lan (nghĩa là “vùng đất thấp”, vì phần lớn đất đai ở đây thấp hơn mực nước biển). Cuối thế kỉ XV, Nê-đéc-lan lệ thuộc Áo ; đến giữa thế k? XVI, lại chịu sự thống trị của Vương triều Tây Ban Nha.
Từ đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng, trong đó đã hình thành những trung tâm thương mại nổi tiếng là U-trếch, Am-xtéc-đam, An-véc-pen... Cùng với sự lớn mạnh của công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-đéc-lan sớm hình thành, ngày càng có thế lực về kinh tế.
Cũng vào thời điểm này, khi làn sóng cải cách tôn giáo lan rộng khắp châu Âu thì Nê-đéc-lan là một địa bàn thuận lợi để tư tưởng Tân giáo của Can-vanh phát triển.
Để củng cố uy quyền, Quốc vương Tây Ban Nha đã tăng cường kiểm soát và vơ vét của cải của nhân dân Nê-đéc-lan bằng việc đánh thuế nặng nề nhằm kìm hãm sự phát triển của “vùng đất thấp” này, đồng thời thực hiện chính sách đàn áp khốc liệt những người theo Tân giáo. Triều đình Tây Ban Nha còn ban lệnh : hễ ai là tín đồ Tân giáo, đàn ông sẽ bị chặt đầu, đàn bà sẽ bị chôn sống hoặc thiêu chết, tài sản sẽ bị tịch thu ; những người giúp đỡ, che giấu hoặc nói chuyện thân mật với tín đổ Tân giáo cũng bị tịch thu tài sản...
Tháng 8 - 1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Bắc Nê-đéc-lan đã nổi dậy khởi nghĩa, mà mục tiêu tấn công đầu tiên là Giáo hội - chỗ dựa vững chắc của chính quyền Tây Ban Nha.
Tháng 8 - 1567, Vương triều Tây Ban Nha đưa quân sang Nê-đéc-lan, đàn áp dã man những người khởi nghĩa, nhưng không ngăn cản được sự phản kháng của quần chúng.
Tháng 4 - 1572, quân khởi nghĩa đã làm chủ được các tỉnh phía bắc. Một số quý tộc tư sản hoá ở Nê-đéc-lan bất mãn với tầng lớp thống trị Tây Ban Nha đã đứng về phía quân khởi nghĩa, nắm quyền lãnh đạo phong trào.
Tháng 1 - 1579, đại biểu các tỉnh miền Bắc họp hội nghị ở U-trếch, tuyên bố thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự và chính sách đối ngoại. Đạo Can-vanh được công nhận là quốc giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng. Tiếp đó, tháng 7-1581, vua Tây Ban Nha Phi-líp II bị phế truất. Hội nghị các đẳng cấp gồm đại biểu của các tỉnh miền Bắc trở thành cơ quan quyền lực tối cao. Các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan được thống nhất thành một nước cộng hoà với tên gọi Các tỉnh liên hiệp hay Hà Lan (tên một tỉnh có vai trò quan trọng nhất trong các tỉnh liên hiệp và thủ đô là Am-xtéc-đam). Song, chính quyền Tây Ban Nha chưa chịu công nhận Hà Lan. Nhân dân Hà Lan phải tiếp tục đấu tranh. Mặc dù Hiệp định đình chiến giữa Tây Ban Nha và Hà Lan đã được kí kết vào năm 1609, song mãi đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận.
Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc để lật đổ ách thống trị của thế lực phong kiến nước ngoài, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng Cách mạng Hà Lan vẫn có ý nghĩa báo hiệu một thời đại mới - thời đại củá các cuộc cách mạng tư sản và bước đầu suy vong của chế độ phong kiến.
- Hay nêu dặc điểm tình hình kinh tê' xa hội Nể-đéc-lan trước
cách mạng.
- Trình bây diễn biến chính của Cách mạng Hà Lan.
2. Cách mạng tư sản Anh
Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng. Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương, chủ yếu là bán len dạ và buôn nô lệ da đen.
Công nghiệp len dạ phát triển làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều địa chủ, vốn là quý tộc, chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ, rồi thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường. Bộ phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hoá, trở thành tầng lớp quý tộc mới.
Chế độ phong kiến, với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh, ngày càng cản trở sự kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới. Dưới thời vua Sác-lơ I (từ năm 1625), nhiều thứ thuế mới được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến, đời sống nhân dân càng thêm cơ cực.
Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động được biểu hiện qua những cuộc xung đột giữa Quốc hội với nhà vua.
Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng xoay quanh vấn đề tài chính, khi Sác-lơ I triệu tập Quốc hội (4 - 1640) nhằm tăng thuế, để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh. Quốc hội, gồm đa sô' là quý tộc mới và tư sản, không phê duyệt các khoản thuế mới do vua đặt ra, kịch liệt công kích chính sách bạo ngược của nhà vua và đòi quyền kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội. Sác-lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, song đã bị quần chúng nhân dân phản đối quyết liệt. Bị thất bại, Sác-lơ I chạy lên phía Bắc Luân Đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công.
Tháng 8 - 1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội. Từ năm 1642 đến năm 1648, đã xảy ra nội chiến giữa Quốc hội được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, với nhà vua có sự hỗ trợ của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.
Do áp lực của quần chúng, đầu năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hoà do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) đứng đầu. Cách mạng đạt tới đỉnh cao.
Crôm-oen đem quân chinh phục Ai-len và Xcốt-len. Dể bảo vệ quyền lợi của mình, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập (năm 1653).
Hình 51 - Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh
llllllll Vùng ùng hô nhà vua I I Vùng ủng hô Quốc hội
Sau khi Crôm-oen qua đời (1658), nước Anh lâm vào tình trạng không ổn định-về chính trị, dẫn đến sự thoả hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ. Tháng 12 - 1688, Quốc hội đã tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển mạnh mẽ hơn. Đây là cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa trọng đại trong thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
- Hãy nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng.
Câu hỏi
C
1. Hãy nêu tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan.
2. Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng tư sản Anh. ,