SGK Tin Học 6 - Bài 1. Thông tin và tin học

  • Bài 1. Thông tin và tin học trang 1
  • Bài 1. Thông tin và tin học trang 2
  • Bài 1. Thông tin và tin học trang 3
Chương /
LÀM QUEN VỚI TIN HỌC
VẬ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ	
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Đèn tín hiệu giao thông
Sách - phương tiện lưu trữ và phổ biến thông tin
Thông tin là gì?
Hằng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin tư nhiều nguồn khác nhau.
Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết tin tức về tình hình thời sự trong nước và trên thế giới.
Tấm biển chỉ đường hướng dẫn em cách đi đến một noi cụ thể nào đó.
Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông trền đường phô' cho em biết khi nào có thể qua đường.
Tiếng trống trường báo cho em biết đến giờ ra choi hay vào lớp...
Như vậy, có thể hiểu:
Thông tin là tất cả những gì con người thu nhận được về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, ...) và ve chính mình. Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người.
Hoạt động thông tin của con nguôi
Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn xử lí, lưu trữ và trao đổi thong tin.
Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đôi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
Đối với môi người, hoạt động thông tin diên ra như là một nhu cầu thường xuyên và tất yeu. Có thể nối, mỗi hành động, việc làm của con người đều gắn liền với một hoạt động thông tin cụ thể.
Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. Mục đích chính của xử lí thông tin là đem lại sự hiểu biết cho con người, trên co sở đó mà có những kết luận và quyết định cần thiết.
Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào, còn thông tin nhận được sau xử lí được gọi là thông tin ra. Việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin vào cho quá trình xử lí.
Thông tin vào
Xử lí
Thông tin ra
Mô hình quá trình xử lí thông tin
Việc lưu trữ, truyền thông tin làm cho thông tin và những hiểu biết được tích luỹ và nhân rộng.
Hoạt động thông tin và tin học
Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. Bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đổng thòi là noi để lưu trữ thông tin thu nhận được.
Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. Chẳng hạn, em không thể nhìn được quá xa hay những vật quá bé; em cũng không thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn,... Chính vì vậy, con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phưong tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy: kính thiên văn để nhìn thấy những vì sao xa xôi; kính hiển vi để quan sát những vật thể nhỏ bé,... Ban đầu máy tính điện tử được làm ra chính là để hỗ trợ cho công việc tính toán của con người.
Kính thiên văn
Kính hiển vi
Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên co sở sử dụng máy tính điện tử.
GHI NHỚ
Nhờ sự phát triên của tin học, máy tính không chỉ là công cụ trợ giúp tính toán thuần tuý mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Thông tin là tất cở những gì dem lại sự hiểu biết về thế giói xung quanh và về chính con người.
Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp nhận, xử lí, lưu trử và truyền (trao đổi) thông tin. Xử lí thông tin dóng vai trò quan trọng vì nó dem lại sự hiểu biết cho con người.
Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt dộng thông tin một cách tự dộng nhò sự trọ giúp của máy tính điện tử.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Thông tin là gì?
Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó.
Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác.
Hãy nêu một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người.
Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.