SGK Tin Học 6 - Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính

  • Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính trang 1
  • Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính trang 2
  • Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính trang 3
  • Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính trang 4
  • Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính trang 5
  • Bài 4. Máy tính và phần mềm máy tính trang 6
Bài 4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Mô hình quá trình ba bước
Trong thực tế, nhiều quá trình có thể được mô hình hoá thành một quá trình ba bước:
Dưới đây là một vài ví dụ.
Giặt quần áo: Quần áo bẩn, xà phòng, nước (INPUT); vò quần áo bẩn với xà phòng và giũ bằng nước nhiều lần (Xử lí); quần áo sạch (OUTPUT).
Pha trà mời khách: Trà, nước sôi (INPUT); cho nước sôi vào ấm đã bỏ sẵn trà, đợi một lúc rồi rót ra cốc (Xử lí); cốc trà mời khách (OUTPUT).
Giải toán: Các điều kiện đã cho (INPUT); suy nghĩ, tính toán tìm lời giải từ các điều kiện cho trước (Xử lí); đáp số của bài toán (OUTPUT).
Em có thể chỉ ra nhiều ví dụ khác nữa.
Rõ ràng, bất kì quá trình xử lí thông tin nào cũng là một quá trình ba bước như trên. Do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lí tự động thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình ba bước.
Cấu trúc chung của máy tính điện tử
Ngày nay, máy tính điện tử đã có mặt ở rất nhiều gia đình, công sở với nhiều chủng loại đa dạng, kích cỡ và hình thức khác nhau: máy tính thuộc các thế hệ đầu tiên có kích cỡ bằng cả một căn nhà trong khi các máy tính thông dụng hiện nay có thể đặt khiêm tốn trên một góc bàn làm việc, có cái vừa bằng quyển sách mỏng hoặc thậm chí chỉ nhỏ như bàn tay,...
Máy tính ENIAC - một trong những máy tính điện tủ
Máy tính xách tay
Máy tính cầm tay ÍPAQ
thuộc thế hệ đầu tiên
Tuy nhiên, tất cả các máy tính đều được xây dựng trên co sở một cấu trúc co bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra. cấu trúc đó gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ.
Các khối chức năng nêu trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chưong trình máy tính (gọi tắt là chưong trình) do con người lập ra.
Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
CPU Pentium 4 của hãng Intel
Bộ xử lí trung tâm (CPU)
Bộ xử lí trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chuông trình.
Bộ nhớ
Bộ nhớ là noi lưu các chưong trình và dữ liệu.
Người ta chia bộ nhớ thành hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.
Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị m,
Hình ảnh một thanh HAM
ất đi.
Hình ảnh bên ngoài và bên trong của một đĩa cứng
Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB),... Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.
Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít).
Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là bỵte (đọc là bai) (1 byte gồm 8 bit). Các thiết bị nhớ hiện nay có thể có dung lượng nhớ lên tới nhiều tỉ byte. Do vậy, người ta còn dùng các bội số của byte để đo dung lượng nhớ. Em có thể tìm thấy trong bảng dưới đây một vài đơn vị đo như thế (kí hiệu 210 được đọc là "hai mũ 10" và có giá trị bằng 10 số 2 nhân với nhau):
Tên gọi
Kí hiệu
So sánh vói các đon vị đo khác
Ki-lô-bai
KB
1KB = 21 ° byte = 1 024 byte
Me-ga-bai
MB
1 MB = 210 KB = 1 048 576 byte
Gi-ga-bai
GB
1GB = 210 MB = 1 073 741 824 byte
★ Thiết bị vào/ra (Input/Output - I/O)
Thiết bị vào/ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người dùng. Các thiết bị vào/ra được chia thành hai loại chính: thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét,... và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ,...
Máy tính là một công cụ xử lí thông tin
Nhờ có các khối chức năng chính nêu trên, máy tính đã trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu. Hình sau giúp em có được hình dung về mối liên hệ giữa các giai đoạn liên quan đến quá trình xử lí thông tin với các bộ phận chức năng chính của máy tính điện tử.
Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình. Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
INPUT (Thông tin, các chương trình)
Mô hình hoạt động ba bước của máy tính
Phần mềm và phân loại phần mềm
* Phần mềm là gì?
Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
Không có phần mềm, màn hình của em không hiển thị bất cứ thứ gì, các loa đi kèm máy tính sẽ không phát ra âm thanh, việc gõ bàn phím hay di chuột không đem lại bất cứ hiệu ứng nào cả,... Nói cách khác, phần mềm đưa sự sống đến cho phần cứng.
* Phân loại phần mềm
Phần mềm máy tính có thể được chia thành hai loại chính: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Biểu tượng của Windows
Windows
Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành, ví dụ WINDOWS 98, WINDOWS XP,...
Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ, phần mềm soạn thảo để tạo ra các văn bản; phần mềm đồ hoạ để vẽ hình và xử lí ảnh; các phần mềm ứng dụng trên Internet cho phép trao đổi thư điện tử, tìm kiếm thông tin, hội thoại trực tuyến,...
GHI NHỚ
Cấu trúc chung của máy tính gồm ba khối chức nãng chủ yếu: bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các thiết bị vào/ra.
Chương trình còn được gọi là phân mểm để phân biệt với phần cứng là chính máy tính và các thiết bị vật lí kèm theo.
Phán mềm máy tính có thể được chia thành hai loại chính: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng,
Máy tính là một công cụ xử lí thông tin. Quá trình xử lí thông tin trên máy tính dược tiến hành một cách tự dộng theo sự chì dần của các chương trình.
CAU HOI VA BAI TAP
Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm nhũng bộ phận nào?
Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính?
Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính.
Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính mà em biết.
Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? Hãy kể tên một vài phần mềm mà em biết.