SGK Công Nghệ 11 - Bài 20. Khái quát về động cơ đốt trong

  • Bài 20. Khái quát về động cơ đốt trong trang 1
  • Bài 20. Khái quát về động cơ đốt trong trang 2
  • Bài 20. Khái quát về động cơ đốt trong trang 3
Chương 5
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG cơ ĐỐT TRONG
Khái quát về động cơ đốt trong
Hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.
Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
I - Sơ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIEN động cơ ĐÔT trong
Năm 1860 được coi là năm ra đời của chiếc động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới. Chiếc động cơ này là loại động cơ 2 kì, có công suất khoảng 2 mã lực, chạy bằng khí thiên nhiên do Giăng Echiên Lơnoa (người Pháp gốc Bỉ) chế tạo.
Vào năm 1877, Nicôla Aogut Ôttô (người Đức) phối hợp với Lăng Ghen (người Pháp) đề xướng ra nguyên lí động cơ 4 kì và chế tạo thử một chiếc chạy bằng khí than.
Năm 1885, Gôlip Đemlơ (người Đức - một trong những người đầu tiên chế tạo ra ô tô dùng động cơ đốt trong) đã chế tạo thành công động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng xăng. Chiếc động cơ này có công suất 8 mã lực, tốc độ quay đạt tới 800 vòng/phút.
Năm 1897, Ruđônphơ Saclơ Sređiêng Điêzen (kĩ sư người Đức) đã chế tạo thành công chiếc động cơ đổt trong đầu tiên chạy bằng nhiên liệu nặng, có công suất 20 mã lực. Loại động cơ này được gọi là động cơ điêzen và loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ này gọi là nhiên liệu điêzen.
Ngày nay, tổng năng lượng do động cơ đốt trong tạo ra vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được sử dụng trên toàn thế giới. Chính vì vậy, động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống.
n - KHÁI NỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG cơ ĐốT TRONG
Khái niệm
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh của động cơ.
Phân loại
Động cơ đốt trong có nhiều loại : động cơ pit-tông, động cơ tuabin khí, động cơ phản lực. Động cơ pit-tông lại có hai loại: pit-tông chuyển động tịnh tiến và pit-tông chuyển động quay.
Trong các loại trên, động cơ pit-tông chuyển động tịnh tiến là loại phổ biến nhất nên ở đây chỉ đề cập tới loại động cơ này.
Có nhiều dấu hiệu để phân loại động cơ đốt trong, thường phân loại theo hai dấu hiệu chủ yếu :
Theo nhiên liệu, có : động cơ xăng, động cơ điêzen và động cơ gas. Trong đó phổ biến nhất là động cơ xăng và động cơ điêzen.
Theo số hành trình của pit-tông trong một chu trình làm việc, có : động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.
m - CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG cơ ĐỐT TRONG
cấu tạo của động cơ đốt trong gồm hai cơ cấu và bôn hệ thông chính sau :
Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền ;
Cơ cấu phân phối khí;
Hệ thông bôi trơn ; l
Hệ thống làm mát;
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí;
Hệ thống khởi động.
Riêng động cơ xăng còn có thêm hệ thông đánh lửa.
15
16
8
Hình 20.1. Sơ đồ cấu tạo động cơ xăng 4 kì. một xilanh
Nâp máy ; 2. Bugi ;
Pit-tông ; 4. Bơm nước ;
5. Con đội ; 6. Bánh đà ;
Trục cam ; 8. Bơm dầu bôi trơn ;
9. Cacte ; 10. Bánh răng phân phối ;
Trục khuỷu ; 12. Thanh truyền ; 13. Chốt pit-tông ; 14. Xupap nạp ; 15. Bộ chế hoà khí; 16. Xupap thải ; 17. Cò mổ ; 18. Đũa đẩy.
Câu hỏi
Trình bày khái niệm và phân loại động cơ đốt trong.
Động cơ đốt trong gồm những cơ cấu và hệ thống chính nào ?
Thông tin bổ sung
MỘT SỐ THÔNG TIN LIỀN QUAN TỚI ĐỘNG cơ ĐỐT .TRONG
Động cơ nhiệt là loại động cơ biến nhiệt năng thành cơ năng. Động cơ nhiệt được chia ra hai loại chính : động cơ hơi nước và động cơ đốt trong.
Động cơ hơi nước do Giêm Oat (người Anh) chế tạo năm 1784. Động cơ hơi nước cũng là một loại động cơ nhiệt, nhưng quá trình biến đổi nhiệt năng thành hơi nước có áp suất cao xảy ra trong nồi hơi, còn quá trình biến đổi hơi nước có áp suất cao thành công cơ học lại xảy ra trong xilanh động cơ.
Ngoài hai cách phân loại động cơ đốt trong như đã nêu ở mục II, còn có nhiều
cách phân loại động cơ dựa theo các dấu hiệu khác như :
+ Theo chất làm mát, chia ra động cơ làm mát bằng nước và động cơ làm mát bằng không khí.
+ Theo số xilanh, chia ra động cơ một xilanh và động cơ nhiều xilanh.
+ Theo cách bô' trí xilanh hoặc dãy xilanh, chia ra các loại xilanh đặt đứng, xilanh
đặt nằm ngang, xilanh đặt hình chữ V, hình sao,...