SGK Công Nghệ 11 - Bài 4. Mặt cắt và hình cắt

  • Bài 4. Mặt cắt và hình cắt trang 1
  • Bài 4. Mặt cắt và hình cắt trang 2
  • Bài 4. Mặt cắt và hình cắt trang 3
  • Bài 4. Mặt cắt và hình cắt trang 4
  • Bài 4. Mặt cắt và hình cắt trang 5
Mặt cắt và hình cắt
Hiểu được một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt.
Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.
I- KHÁI NIỆM VỂ MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
Đôi với những vật thể có nhiều phần rồng bên trong như lồ, rãnh... nếu
dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều nét đứt, làm cho bản vẽ
không rõ ràng, sáng sủa. Vì vậy, trên các bản vẽ kĩ thuật thường dùng mặt cắt
và hình cắt để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể.
Mặt cắt và hình cắt được hình thành như sau (hình 4.1):
Giả sử dùng một mặt
phẳng tưởng tượng song
song với một mặt phẳng
hình chiêu cắt vật thể ra
làm hai phần. Chiếu
vuông góc phần vật thê ở
sau mặt phẳng cắt lên
mặt phẳng hình chiếu
song song với mặt phẳng
cắt đó, được các hình :
Hỉnh biểu diễn các
đường bao của vật thê
nằm trên mặt phẳng cắt
gọi là mặt cắt.
Hình biểu diễn mặt
cắt và các đường bao của
vật thể sau mặt phẳng cắt
gọi là hình cắt.
Mặt cắt được thể hiện
bằng đường gạch gạch.
V//////Ằ
a)
li
b)
Hình 4.1. Mặt cắt và hình cắt a) Mặt cắt;	b) Hình cắt
Thế nào là mặt phẳng cắt, hình cắt và mặt cắt ?
Hình 4.2. Mặt cắt
Hình 4.3. Mặt cắt chập
n- MẶT CẮT
Mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện vuông góc của vật thể (hình 4.2), thường dùng một trong hai loại mặt cắt sau đây :
Mặt cắt chập
Mặt cắt chập được vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh (hình 4.3). Mặt cắt chập dùng để biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản.
Mặt cắt rời
Mặt căt rời được vẽ ở ngoài hình chiêu, đường bao của mặt căt rời được vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời được đặt gần hình chiếu tương ứng và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh (hình 4.4).
T Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau như thế nào ?
III- HÌNH CẮT
Tuỳ theo cấu tạo của vật thể mà dùng các loại hình cắt khác nhau.
Hình cắt toàn bộ
Hình 4.4. Mặt cắt rời
Hình 4.5. Hình cắt toàn bộ
Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể (hình 4.5).
Hình cắt một nửa
Hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đôi xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn vật thê đối xứng (hình 4.6). Thường không vẽ các nét đứt ở phần hình chiêu khi chúng đã được thê hiện trên phần hình cắt.
Hình 4.6. Hình cắt một nửa
Hình cắt cục bộ
Hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đương giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng (hình 4.7).
Câu hỏi
Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì ?
Phâiì biệt các loại hình cắt: hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa và hình cắt cục bộ.
Bài tập
Vẽ hình cắt toàn bộ của giá đỡ cho trong hình 4.8.
Hình 4.8
2. Vẽ hình cắt một nửa của gối cột cho trong hình 4.9.
Hình 4.9
3. Vẽ mặt cắt phần có rãnh của trục cho trong hình 4.10.
Hình 4.10
a) Hình cắt;	b) Mặt cắt.
Thông tin bổ sung
1. Kí hiệu
Hình cắt và mặt cắt được kí hiệu như sau (hình 4.11) :
Nét cắt vẽ bằng nét liền đậm, chỉ vị trí mặt phẳng cắt.
Mũi tên chỉ hướng chiếu, vẽ vuông góc với nét cắt.
Chữ hoa ghi ở đầu nét cắt, phía trên các hình cắt và mặt cắt để phân biệt các hình cắt và mặt cắt khác nhau.
Đường gạch gạch
Các đường gạch gạch trên mặt cắt được kẻ song song với nhau và nghiêng 45° so với đường bao (hình 4.12a) hoặc đường trục của hình (hình 4.12b).
Các đường gạch gạch trong các hình cắt và mặt cắt của cùng một vật thể được kẻ giống nhau về chiều nghiêng và khoảng cách.
a)	b)
Hình 4.12. Đường gạch gạch
Đường gạch gạch nghiêng 45° so với đường bao ;
Đường gạch gạch nghiêng 45° so với đường trục.
- Mặt cắt của các vật thể khác nhau có các đường gạch gạch khác nhau về chiều nghiêng hoặc về khoảng cách (hình 4.13).
Hình 4.13. Mặt cắt của các vật thể khác nhau