SGK Công Nghệ 11 - Bài 30. Hệ thống khởi động

  • Bài 30. Hệ thống khởi động trang 1
  • Bài 30. Hệ thống khởi động trang 2
  • Bài 30. Hệ thống khởi động trang 3
Hệ thông khởi động
Biết được nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động.
Biết được cấu.tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
I- NHỆM vụ VÀ PHÂN LOẠI
Nhiệm vụ
Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được.
Phân loại	,
Có thể chia hệ thông khởi động ra các loại sau :
Hệ thống khởi động bằng tay : dùng sức người đê khởi động động cơ (dùng tay quay, dây hoặc bàn đạp), thường dùng trong các động cơ có công suất nhỏ.
Hệ thông khởi động bằng động cơ điện : dùng động cơ điện một chiều để khởi động động cơ, thường dùng trong các động cơ có công suất nhỏ và trung bình.
Hệ thông khởi động bằng động cơ phụ : dùng động cơ xăng cờ nhỏ để khởi động động cơ chính, thường dùng để khởi động các động cơ điêzen cỡ trung bình.
- Hệ thông khởi động bằng khí nén : đưa khí nén vào các xilanh để làm quay trục khuỷu, thường dùng trong các động cơ điêzen cỡ trung bình và cỡ lớn.
Hãy kể tên các loại hệ thống khởi động trên những động cơ mà em đã biết.
n - HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG BANG ĐỘNG cơ ĐIỆN
Câu tạo
Các bộ phận chính của hệ thông khởi động bằng động cơ điện một chiều được trình bày trên hình 30.1.
- Động cơ điện 1 làm việc nhờ dòng điện một chiều của acquy. Đầu trục roto 7 của động cơ có cấu tạo then hoa để lắp khớp với moay-ơ của khớp truyền động một chiều 6.
Hình 30.1. Sơ đồ cấu tạo các hộ phận chính của hệ thống khởi động hằng động cơ điện
1. Động cơ điện ;
Lõi thép ;
5. Cần gạt;
7. Trục roto của động cơ điện ; 9. Trục khuỷu động cơ.
2. Lò xo ;
Thanh kéo ;
.6. Khớp truyền động ;
8. Bánh đà động cơ đốt trong
- Bộ phận truyền động là khớp truyền động 6 có đặc điểm chỉ truyền động một chiều tù’ động cơ điện tới bánh đà. Vành răng của khớp 6 chỉ ăn khớp với vành răng của bánh đà động cơ 8 khi khởi động.
9. CÓNG NGHỆ 11 CN-A
- Bộ phận điều khiển gồm có thanh kéo 4 nôi cứng với lõi thép 3 và nối khóp với cần gạt 5. Đầu dưới của cần gạt gài vào rãnh vòng của khóp truyền động 6. Do cấu tạo như vậy nên khi chưa đóng công tắc khởi động, lò xo 2 đẩy lõi thép và thanh kéo sang phải, đầu dưới cần gạt 5 kéo khớp 6 sang trái đê vành răng của khóp 6 tách khỏi vành răng của bánh đà (hình 30.1).
Nguyên lí làm việc
Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khoá khởi động, rơle của bộ phận điều khiển sẽ hút lõi thép 3 sang trái, qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 được đẩy sang phải để vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà 8. Đồng thời khi đó động cơ điện 1 cũng được đóng điện, momen quay của nó sẽ được truyền qua khớp 6 để làm quay bánh đà của động cơ đốt trong.
Khi động cơ đốt trong đã làm việc, tắt khoá khởi động đê ngắt dòng điện vào cuộn dây rơle của bộ phận điều khiển và ngắt dòng điện vào động cơ 1, lò xo 2 dãn ra đưa các chi tiết của bộ phận điều khiển và truyền động trở về vị trí ban đầu.
Câu hỏi
Trình bày nhiệm vụ của hệ thống khởi động.
Nêu các phương pháp khởi động động cơ.
Trình bày nguyên'lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
Thông tin bổ sung
Khớp truyền động 6 có cấu tạo kiểu truyền động một chiều (như líp xe đạp) nhằm bảo vệ cho động cơ điện. Khi động cơ đốt trong đã làm việc, số vòng quay trục khuỷu tăng gấp nhiều lần so với số vòng quay khi khỏi động. Nếu chưa kịp tách khỏi vành răng trên bánh đà, vành răng trên khớp 6 sẽ bị quay cuốn theo với số vòng quay rất lớn (cỡ vài chục nghìn vòng/phút) làm cho các ổ trục của động cơ điện dễ bị cháy, các vòng dây quấn trên roto dễ bị lực li tâm phá hỏng. Nhờ khớp 6 có cấu tạo truyền động một chiều nên momen quay của bánh đà 8 không truyền ngược lại cho trục roto động cơ điện. Khi đó trục 7 vẫn quay bình thường với số vòng quay của động cơ điện.