SGK Toán 4 - Tính chất kết hợp của phép nhân

  • Tính chất kết hợp của phép nhân trang 1
  • Tính chất kết hợp của phép nhân trang 2
TÍNH CHẤT KẼT HỌP CỦA PHÉP NHÂN
Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức :
(2 X 3) X 4 và 2 X (3 X 4).
Ta có :	(2 X 3) X 4 = 6 X 4 = 24
X (3x4) = 2x12 = 24.
Vậy :	(2 X 3) X 4 = 2 X (3 X 4).
So sánh giá trị của hai biểu thức (a X b) X c và a X (b X c) trong bảng sau :
a
b
c
(a X b) X c
a X (b X c)
3
4
5
(3 X 4) X 5 = 60
3 X (4 X 5) = 60
5
2
3
(5 X 2) X 3 = 30
5 X (2 X 3) = 30
4
6
. 2
(4 X 6) X 2 = 48
4 X (6 X 2) = 48
Ta thấy giá trị của (a X b) X c và của a X (b X c) luôn luôn bằng nhau, ta viết:
(a X b) X c = a X (b X c)
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý; Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a X b X c nhu sau : axbxc = (axb)xc = ax(bxc)
Tính bằng hai cách (theo mẫu):
Mẩu: 2x5x4 = ?
Cách 1: 2x5x4 = (2x5)x4 = 10x4 = 40.
Cách 2: 2 X 5 X 4 = 2 X (5 X 4) = 2 X 20 = 40.
a) 4x5x3	b) 5x2x7
3x5x6	3x4x5
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 13x5x2	b) 2x26x5
5x2x34	5 X 9 X 3 X 2
Có 8 phòng học, mỗi phòng học có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học ?