Giải Địa Lý lớp 11 Tiết 2: Kinh tế

  • Tiết 2: Kinh tế trang 1
  • Tiết 2: Kinh tế trang 2
  • Tiết 2: Kinh tế trang 3
  • Tiết 2: Kinh tế trang 4
  • Tiết 2: Kinh tế trang 5
  • Tiết 2: Kinh tế trang 6
  • Tiết 2: Kinh tế trang 7
TIẾT 2. KINH TẾ
Cơ cấu kinh tế
Đang có sự chuyển dịch, từ một nền kinh tê" chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tê" phát triển công nghiệp và dịch vụ.
2.. Công nghiệp
Phát triển theo hướng: tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hoá thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật, chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện tử trong những năm gần đây tăng nhanh và ngày càng trở thành thê" mạnh của các nước trong khu vực, phân bô" chủ yếu ở Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,....
Ngành khai thác dầu khí phát triển khá nhanh trong những năm gần đây ở Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,....; khai thác than và các khoáng sản kim loại, dệt may, giày da, các ngành tiểu thủ công nghiệp, chê' biến thực phẩm, ... nhằm phục vụ xuất khẩu cũng được phát triển.
Công nghiệp điện
+ Sản lượng điện của toàn khu vực đạt tăng, nhưng lượng điện bình quân theo đầu người còn thấp.
Dịch vụ
Cơ sở hạ tầng của các nước đang từng bước hiện đại hoá: hệ thông giao thông được phát triển, thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
Hệ thống ngân hàng, tín dụng,... được phát triển và hiện đại.
Nông nghiệp
Nền nông nghiệp nhiệt đới.
Các ngành chính: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản.
Trồng lúa nước
+ Lúa nước là cây lương thực truyền thông và quan trọng của khu vực, được trồng nhiều ở các đồng bằng.
+ Sản lượng không ngừng tăng (đạt 161 triệu tấn, năm 2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn). Thái Lan, Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
+ Các nước đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.
Trồng cây công nghiệp
+ Chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ.
+ Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam.
+ Cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
+ Ngoài ra, còn có các sản phẩm từ cây lấy dầu, lấy sợi.
+ Cây ăn quả nhiệt đới được trồng ở hầu hết các nước.
Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
+ Chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn.
+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam.
+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
+ Gia cầm được nuôi nhiều.
+ Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thông và đang tiếp tục phát triển.
TIẾT 2. KINH TẾ
Dựa vào hình 11.5, nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một sô" quốc gia Đông Nam Á.
Nhìn chung, có sự chuyển dịch đáng kể từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.
Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ câu kinh tế khác nhau.
Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ câu GDP vì thể hiện rõ rệt nhất tốc độ chuyển dịch trong cả khu vực kinh tế.
Hãy xác định trên hình 11.6 các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á.
Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Cửu Long (Việt Nam), châu thể sông Mê Nam (Thái Lan), châu thổ sông Ran-gun (Mi-an-ma), đồng bằng Căm-pu-chia, đồng bằng duyên hải phía bắc đảo Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
Tại sao các cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, ... được trồng nhiều ở Đông Nam Á?
Vì Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm; đất feralit, đặc biệt là đất đỏ badan rất thích hợp cho các loại cây trồng này.
Hãy kể tên một sô" cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á.
Chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài, dừa, nhãn, cam, ổi, bưởi,...
Hãy kể tên những loài thủy sản, hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á.
Cá tra, cá ba sa, tôm, cua, mực, cá chình, cá nục, cá thu, cá chim, cá nụ, cá dé,....
TIẾT 2. KINH TẾ
Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.
Nền nông nghiệp nhiệt đới. Các ngành chính: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản.
Trồng lúa nước: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực, được trồng nhiều ở các đồng bằng. Sản lượng không ngừng tăng (đạt 161 triệu tấn, năm 2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).
Thái Lan, Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các nước đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.
Trồng cây công nghiệp: chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ. Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Ngoài ra, còn có các sản phẩm từ cây lấy dầu, lấy sợi. Cây ãn quả nhiệt đới được trồng ở hầu hết các nước.
Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản: chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xĩ-a, Thái Lan và Việt nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a. Gia cầm được nuôi nhiều. Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thông và đang tiếp tục phát triển.
Kể tên một số' hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp: Hon-đa (Nhật Bản), Mec-xê-đet (Đức), Pe-trô (Nga), Cô-ca - Cô-la (Mĩ),...
Dựa vào hình 11.5, cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao, quốc gia nào thấp?
Quốc gia có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP cao: Phi-lip-pin.
Quốc gia có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP thấp: Căm-pu-chia.
TIẾT 2. KINH TẾ
Cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, biểu hiện ở:
Đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là dịch vụ.
Kinh tế nông nghiệp ngày càng có vai trò nhỏ dần.
c. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp.
D. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
Lúa gạo được trồng nhiều ở:
Các đồng bằng phù sa châu thổ của Đông Nam Á lục địa.
Nơi có đất đai màu mỡ, đủ nước tưới của Đông Nam Á hải đảo. c. Trên các vùng thung lũng núi của cả Đông Nam Á lục địa và hải đảo.
D. Câu A + B đúng.
Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở nước:
A. Ma-lai-xi-a.	B.	Thái Lan.
c. Việt Nam.	D.	In-đô-nê-xi-a.
Hồ tiêu không được trồng nhiều ở nước:
In-đô-nê-xi-a.	c.	Ma-lai-xi-a.
Phi-líp-pin.	D.	Thái Lan.
Mục đích chủ yếu của việc trồng cây lấy dầu, lấy sợi ở Đông Nam Á là nhằm:
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, c. Xuất khẩu thu ngoại tệ.
D. Phá thế độc canh trong nông nghiệp.
Nước có sản lượng đánh bắt cá hàng năm lớn nhất là:
A. Thái Lan.	B. Phi-lip-pin.
c. Việt Nam.	D. In-đô-nê-xi-a.
Ngành nào sau đây trong những năm gần đây tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực?
Công nghiệp chế biến và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
Công nghiệp dệt may, giày da.
c. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á?
Hệ thông giao thông được mở rộng và tăng thêm.
Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
c. Hệ thông ngân hàng, tín dụng được phát triển và hiện đại. D. Dịch vụ phát triển khá đều giữa các nước trong khu vực.
Nước có điện năng bình quân theo đầu người cao nhất là :
A. Xin-ga-po. c. Việt Nam.
B. Căm-pu-chia. D. Thái Lan.