Giải Địa Lý lớp 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

  • Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 1
  • Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 2
  • Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 3
  • Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 4
  • Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 5
  • Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 6
  • Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 7
  • Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trang 8
TIẾT 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
ASEAN được thành lập năm 1967, ban đầu gồm 5 nước. Đến nay đã 10 nước. Việt Nam gia nhập năm 1997.
Các mục tiêu chính của ASEAN
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khôi nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Mục tiêu chung-. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
Cơ chế hợp tác của ASEAN
Cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng: thông qua các diễn đàn; thông qua kí kết các hiệp ước; tổ chức các hội nghị; thông qua các dự án, chương trình phát triện; xây dựng "Khu vực thương mại tự do ASEAN"; thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao của khu vực.
Thành tựu của ASEAN
Đã có 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.
Năm 2004: GDP 799,9 tỉ USD, cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao.
Đời sống nhân dân được cải thiện.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hoá.
Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.
Thách thức đối với ASEAN
Trình độ phát triển còn chênh lệch (GDP theo giá thực tế năm 2004 của Xin-ga-po rất cao, nhiều nước khác lại rất thấp).
vẫn còn tình trạng đói nghèo
Các vấn đề xã hội khác
+ Đô thị hoá diễn ra nhanh, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội.
+ Các vấn đề: tôn giáo, sự hoà hợp dân tộc trong mỗi quôc gia, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí, thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài,... đều là những vấn đề thách thức.
Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác về kinh tế tới hợp tác về văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ, trật tự - an toàn xã hội.
Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực. Nhập từ khu vực các loại xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, một sô' mặt hàng điện tử, hàng tiêu dùng,...
Tham gia vào ASEAN, nước ta có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có nhiều thách thức phải vượt qua như: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt về thể chế chính trị....
III. GỢl ý trả lời câu hỏi giữa bài
TIẾT 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Hãy cho biết, trong khu vực Đông Nam Á còn nước nào chưa gia nhập ASEAN: Đông Ti-mo.
Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
Bởi vì:
Mỗi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thê" lực thù địch nước ngoài gây ra nên đã nhận thức đầy đủ, thông nhất cao về sự cần thiết ổn định để phát triển.
Trong các vấh đề về biên giới, về đảo, về vùng biển đặc quyền kinh tế, do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á còn nhiều tranh chấp phức tạp đòi hỏi cần phải ổn định để đôi thoại, đàm phán, giải quyết một cách hòa bình.
Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?
ủy ban hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công (hợp tác thông qua dự án, chương trình phát triển).
Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn đến các thành tựu đó?
Một sô' thành tựu
+ Về thương mại, hàng hóa, ASEAN đang tiến tới hoàn thành AFTA.
+ Hiệp định khung về dịch vụ đã được kí kết.
+ Hiệp định khung về đầu tư đã được kí kết.
+ Một sô' nước có tô'c độ tăng trưởng cao.
+ Nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
+ Đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển nhanh...
Nguyên nhân: Vì các nước ASEAN đều kiên trì mục tiêu đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Trình độ phát triển giữa một sô' quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN?
Việc thực hiện mục tiêu gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi quốc gia và toàn khối.
Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây những trở ngại gì trong việc phát triển kinh tê' - xã hội của mỗi quốc gia?
Cần phải dành những khoản chi cần thiết để xóa đói, giảm nghèo, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chung.
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói giảm nghèo?
Trợ cấp lương thực, tiền cho các hộ nghèo, đói.
Hỗ trợ cho vay vô'n xóa đói giảm nghèo.
Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.
Giảm và miễn một sô' loại thuê'....
IV. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuôì bài TIẾT
TIẾT 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Nêu các mục tiêu của ASEAN.
Các mục tiêu chính của ASEAN
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khôi nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Mục tiêu chung: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
Lấy thí dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN, cần khắc phục điều đó bằng những biện pháp nào?
• - Khai phá rừng bừa bãi, dẫn tới xói mòn đất, lũ quét, giảm đa dạng sinh vật....
Khai thác kiệt quệ tài nguyên thủy, hải sản đã làm giảm trữ lượng tôm, cá,...
Cần tăng cường bảo vệ môi trường, khai thác đi đôi với bảo vệ và sử dụng hợp lí.
V. CÂU HỎI Tự HỌC
TIẾT 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là:
A. Bru-nây. c. Mi-an-ma.
B. Việt Nam. D. Lào.
Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:
Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
c. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến quan hệ giữa ASEAN với các nước, khôi nước, tổ chức quốc tế khác.
Thành tựư của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị là:
Nhiều đô thị của một số nước đã tiến kịp trình độ của các nước tiên tiến.
Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. c. Hệ thông cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
D. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều?
Đô thị hoá khác nhau giữa các quốc gia.
Việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia chưa hợp lí.
c. GDP của một số nước rất cao, trong khi nhiều nước còn thấp.
D. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia khác nhau.
Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á?
Đói nghèo.
Thất nghiệp, thiếu việc làm. c. Ô nhiễm môi trường.
D. Mất ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.