Giải Bài Tập GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo

  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 1
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 2
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 3
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 4
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 5
  • Bài 6: Tôn sư trọng đạo trang 6
Bài 6
TÔN Sư TRỌNG ĐẠO
Truyện đọc
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình i âu * Tìm hiểu nội dung truyện đọc Câu hỏi:
Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có điều gì đặc biệt về thời gian?
Hướng dẫn trả lời:
Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có điều đặc biệt về thời gian là sau 40 năm xa cách (từ ngày chia tay thầy trò lúc tốt nghiệp cấp 2) mà các học trò cũ vẫn nhớ, tôn trọng và biết ơn thầy.
Câu hỏi:
Những chi tiết nào chứng tỏ sự kính trọng và biết ơn của những học sinh cũ đối với thầy Bình?
Hướng dẫn trả lời:
Mọi người vây quanh chào hỏi thầy thắm thiết
Tặng thầy những bó hoa tươi thắm
Không khí thật cảm động
Thầy trò tay bắt mặt mừng
Câu hỏi:
Những chi tiết nào chứng tỏ sau 40 năm những học sinh của thầy Bình vẫn tôn trọng, biết ơn thầy?
Hướng dẫn trả lời:
Mời thầy lên bục giảng
32 học sinh về ngồi đúng chỗ của mình
Ôn lại những kỉ niệm thầy trò
Báo cáo với thầy công việc của mỗi người
Lớp trưởng cũ thay mặt các bạn phát biểu bày tỏ tình cảm chân thành, cảm ơn thầy đã cho họ kiến thức và tình yêu trong cuộc đời
Câu hỏi:
Từng học sinh kể lại những kỉ niệm thầy trò đã nói lên điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Nói lên trong lòng mỗi người luôn dành cho thầy tình cảm tôn kính và lòng biết ơn công lao thầy đã dạy dỗ.
Câu hỏi:
Em hãy kể những việc làm của mình biểu hiện sự biết ơn thầy cô giáo cũ đã dạy em ở tiểu học?
Hướng dẫn trả lời:
Thăm thầy cô giáo cũ vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Thăm hỏi cô giáo vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Thăm hỏi thầy cô giáo cũ khi ốm đau
Chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô giáo cũ
Quyết tâm liên tục học giỏi, rèn luyện đạo đức tốt để không phụ lòng mong muốn của thầy cô và cha mẹ
Câu hỏi:
Em hãy nhận xét hành vi sau đây?
Trong giờ học GDCD, Khuê đã đưa bài tập lịch sử ra làm; khi cô giáo dạy GDCD nhắc nhở, Khuê đã trả lời cô: “ở nhà em chưa làm kịp bài tập lịch sử, giờ em mới tranh thủ làm”.
Hướng dẫn trả lời:
Hành vi đó của Khuê vi phạm ý thức kỉ luật và đạo đức của người học sinh. Làm việc riêng trong giờ học, biểu hiện của người không có tính kỉ luật.
Giờ GDCD đưa bài tập lịch sử ra làm, không tôn trọng cô giáo dạy GDCD.
Trả lời cô trống không là thái độ vô lễ. Hành vi đó của Khuê đáng bị chê trách.
Nội dung bài học
Câu hỏi:
Qua câu chuyện trên em thấy tôn sư là gì? Trọng đạo là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những thầy giáo, cô giáo, những người đã dạy mình
Trọng đạo là coi trọng và làm theo đạo lí tốt đẹp, học tập được qua thầy cô
Câu hỏi:
Tôn sư trọng đạo là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Tôn sư trọng đạo là: tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
Câu hỏi:
Biểu hiện của tôn sư trọng đạo?
Hướng dẫn trả lời:
Những tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.
Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy giáo, cô giáo. Đó cũng chính là sự đền ơn, đáp nghĩa đối với người đã dạy mình.
Câu hỏi:
Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo?
Hướng dẫn trả lời:
Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, chúng ta cần phát huy.
Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung trước sau như một đó là đạo lí của người Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Câu hỏi:
Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
Hướng dẫn trả lời:
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, cha mẹ có công ơn sinh thành nuôi dưỡng chúng ta. Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, những kiến thức để chúng ta bước vào đời, công ơn đó chúng ta không bao giờ quên được. Đó là đạo lí tốt đẹp bao đời của người Việt Nam chúng ta. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy - không bao giờ được quên. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Câu hỏỉ:
Khi em thấy một bạn có hành vi vô lễ với thầy cô giáo, em có thái độ như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Em phê phán những hành vi vô lễ đối với thầy cô giáo, em sẽ góp ý để bạn nhận ra lỗi của mình.
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì về hành vi sau đây?
Khuê và Lan là hai người bạn thân nhưng học khác lớp. Một hôm Khuê và Lan đang trên đường đi học, đến cổng trường gặp cô giáo dạy GDCD lớp Lan, Lan lễ phép chào cô giáo, còn Khuê im lặng không nói gì. Khi Lan hỏi sao cậu không chào cô giáo, Khuê trả lời: “Cô có dạy tớ đâu”...
Hướng dẫn trả lời:
Hành vi của Lan thể hiện Lan là một học sinh ngoan, lễ phép, kính trọng cô giáo, là một học sinh lịch sự và có văn hóa.
Hành vi của Khuê thể hiện sự thiếu lễ phép, thiếu lịch sự và không có văn hóa.
Câu hỏi:
Nêu biểu hiện tôn sư trọng đạo của một số học sinh hiện nay? Hướng dẫn trả lời:
Vâng lời thầy cô giáo
Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo
Thăm hỏi khi thầy cô giáo đau ốm
Giữ gìn kỉ luật trật tự khi thầy cô giáo giảng bài
Trung thực khi làm bài kiểm tra
Viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20-11
Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa chữa Câu hỏi:
Hãy nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo trong học sinh hiện nay?
Hướng dẫn trả lời:
Có thái độ vô lễ đối với thầy cô: gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là môn học phụ... Ra vào lớp không xin phép thầy cô giáo.
Không làm bài tập và học bài cũ
Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài
Không thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra...
Câu hỏi:
Theo em, quan niệm của thời đại ngày nay về truyền thống tôn sư trọng đạo là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Phải có thái độ tôn kính, biết ơn những thầy giáo, cô giáo, những người đã dạy mình
Thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ đó học sinh coi trọng và làm theo đạo lí tốt đẹp học tập được qua thầy cô.
Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng con ngoan trò giỏi, xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy cô.
Bài tập
Bài tập li
Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? Hành vi nào cần phê phán? Vì sao?
Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô.
Thầy Minh ra bài tập toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập.
Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1
Giờ trả bài tập làm văn, An bị điểm kém, vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.
Hướng dẫn trả lời:
Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1); (3):
Năm đã có hành vi tôn trọng, lễ phép khi gặp cô giáo cũ: đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô.
(3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1 chứng tỏ anh Thắng đã không quên công ơn dạy dỗ của cô giáo cũ đã dạy mình từ hồi còn là lớp 1, mặc dù bây giờ anh đã là sinh viên.
Hành vi cần phê phán là hành vi (2); (4):
Hoa đã không làm bài tập khi thầy giáo giao cho, Hoa không biết vâng lời thầy, chăm lo học hành.
(4) An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo.
Bài tập 2:
Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo cô giáo.
Hướng dẫn trả lời:
Ca dao :
Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Tục ngữ :
Không thầy đố mày làm nên
Châm ngôn :
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Bài tập 3:
Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo?
Ân trả, nghĩa đền
Không thầy đố mày làm nên
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư)
Hướng dẫn trả lời:
Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư)