Giải Địa 7 - Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ

  • Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ trang 1
  • Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ trang 2
  • Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ trang 3
BÀI 36: THIÊN NHIÊN BẮC MỸ
Các khu vực địa hình
Câu hỏi: Quan sát các hình 36.1 và 36.2 (SGK trang 113,114), nêu đặc đỉểnt cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.
* Trả lòi:
Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ: Bắc Mĩ có địa hình tương đối đơn giản, từ tây sang đông, địa hình chia làm 3 miền:
Hệ thống núi Cooc-đi-e cao đồ sộ.
Miền đồng bằng trung tâm.
Dãy A-pa-lat.
Câu hỏi: Quan sát hình 36.1 và 36.2, xác định độ cao trung bình, sự phân bo các dãy núi và các cao nguyên của hệ thong Cooc-đi-e?
Trả lòi:
Hệ thống Cooc-đi-e là một trong những miền núi lớn trên thế giới, dài 9.000 km, cao trung bình 3 đến 4 ngàn mét, gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là cao nguyên và sơn nguyên.
Hệ thống Cooc-đi-e gồm hai mạch núi chính, phía đông là dãy thạch sơn (Rocky), cao 3.000 m, nhiều ngọn núi cao đến 4.000 m (từ bờ biển Bắc Băng Dương đến tận Bắc Mê-hi-cô). Phía tây là những dãy núi nhỏ, hẹp, độ cao từ 2 đến 4 ngàn mét. Ở giữa các dãy phía đông và phía tây là các chuỗi cao nguyên, bồn địa từ bắc xuống nam, cao tù' 500 đến 2.000 m.
Câu hỏi: Nêu đặc điểm của miền đồng bằng trung tâm?
Trả lòi:
Đồng bằng trung tâm rộng lớn, như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam, có nhiều hồ rộng và các hệ thống sông lớn (Hồ Lớn ở phía bắc), hệ thống các sông Mit-xu-ri, Mi-xi-xi-pi.
Câu hỏi: Nêu đặc điểm tự nhiên ở phía đồng Bắc Mĩ
Trả lời:
Phía đông Bắc Mĩ gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo (Ca-na-đa) và dãy núi A-pa-lat (Hoa Kì) chạy theo hướng đông bắc - tây nam.
A-pa-lat là dãy núi già, thấp, có nhiều than và sắt. Phần bắc A-pa-lat cao 400 - 500m, phần nam cao 1.000 - 1,500m.
Sự phân hóa khí hậu
Câu hỏi: Nêu đặc điểm phân hóa khỉ hậu của Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó.
Trả lời:
Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều bắc - nam và chiều tây - đông, trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15° Bắc. Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
Từ bắc xuống nam, trong mỗi đới khí hậu lại có sự phân hóa theo chiêu từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa và bờ đông lục địa tùy theo vị trí gần hay xa đại dương.
Câu hỏi: Dựa vào hình 36.3 (SGK trangll5), cho biết các kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?
Trả lòi:
Khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.
Câu hỏi: Quan sát hình 36.2 và 36.3, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì?
Trả lòi:
Sự khác biệt giữa khí hậu 2 phần phía tây và phía đông kinh tuyến 100°T là do các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc nam, ngăn chặn sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào, nên ở các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa ít.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quan sát hình 36.2 (SGK) cho biết hệ thống Cooc-đi-e nằm ở phía nào của Bắc Mĩ?
Đông B. Tây	c. Nam D. Bắc
Câu 2: Miền núi Cooc-đi-e cao trung bình:
A. 1000-2000m	B.	2000-3000m
c. 3000-4000m	D.	Trên 4000m
Câu 3: Miền núi Cooc-đi-e có những khoáng sản gì?
A. Vàng	B.	Đồng, quặng đa kim
c. Uranium	D.	Cả A, B, c đều đúng
Câu 4: Hệ thống hồ lớn ở Bắc Mĩ là những hồ nào?
A. Hồ Thượng	B. Hồ Mi-xi-gân, Hu-rôn
C. Hồ E-ri-ê, Ôn-ta-ri-ô	D. Cả A, B, c đều đúng
Câu 5: Sự khác biệt về khí hậu giữa phần tây và phần đông kinh tuyến 100°Tlàdo:
A. Vị trí	B. Khí hậu
c. Địa hình	D. Ảnh hưởng các dòng biển
Câu 6: Khí hậu Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất là khu vực nào?
A. Nhiệt đới	B. Ôn đới
c. Hàn đới	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 7: Đặc điêm khí hậu Băc Mĩ:
A. Đa dạng
c. Phân hoá theo chiều Tây Đông
Phân hoá theo chiều bắc-nam
Cả A, B, c đều đúng
Câu 1: B Câu 2: c
Câu 5: C Câu 6: B
ĐÁP ÁN
Câu 3: D
Câu 7: D
Câu 4: D