Giải Địa 7 - Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới

  • Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới trang 1
  • Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới trang 2
  • Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới trang 3
Chương VIII. CHÂU NAM cực
BÀI 47: CHÂU NAM cực
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THÉ GIỚI
Khí hậu
Câu hỏi: Quan sát hình 47.1 (SGK, trang 140), xác định vị trí địa lí của châu Nam cực? Vị trí đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục?
Hình 47.1 - Lược dồ tự nhiên châu Nam Cực
* Trả lòi:
Châu Nam Cực bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa (diện tích 14,1 triệu km2), được bao bọc bởi các đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, và Ấn Độ Dương.
Với vị trí địa lí đó, Châu Nam Cực là nơi lạnh nhất thế giới (-94,5°C).
Câu hỏi: Quan sát hình 47.2 (SGK, trang 141), nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.
* Trả lời:
Biểu đồ nhiệt độ của hai địa điểm ờ châu Nam Cực: trạm Lit-tơn A-mê- ri-can và trạm Vô-xtôc.
Trạm Lit-tơn A-mê-ri-can: nhiệt độ cao nhất: -10°C (tháng 1), thấp nhất là - 42°c (tháng 9).
Trạm Vô-xtôc nhiệt độ cao nhất: -37°c (tháng 1), thấp nhất là -37°c (tháng 10).
Nhận xét:
Biểu đồ nhiệt độ của hai địa điểm trên cho thấy khí hậu rất lạnh giá đến cực lạnh của Trái Đất, nhiệt độ quanh năm dưới o°c, nơi đây là vùng khí áp cao (gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, là nơi có gió bão nhiều nhất trên thế giới (vận tốc gió thường trên 60 km/h).
Câu hỏi: Quan sát hình 47.3 (SGK, trang 141), cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực?
cực NAM
Khiên bang
4 V lự) Dtosa
3000m 2000m 1000m Om
Hình 47.3 - Lát cắt địa hình và lớp phủ băng ở lục địa Nam Cực
Trạm Đuy-móng Đuyổc-vin
Trả lòi:
Toàn bộ bề mặt lục địa Nam Cực bị lớp băng phủ dày nên địa hình khá bằng phang, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ (từ Om đến gần 3.000m từ trạm Duy-mông Duyếc-vin đến Cực Nam).
Câu hỏi: Núi băng là gì?
Trả lòi:
Lớp băng phủ ở lục địa Nam Cực thường xuyên di chuyển từ trung tâm ra các biển xung quanh. Khi đến bờ, băng bị vỡ ra, tạo thành các núi băng (băng sơn) trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại.
Câu hỏi: Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào?
Trả lòi:
Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hường đến đời sống của con người trên Trái Đất (ước tính diện tích băng Nam Cực chiếm 4/5 diện tích băng che phủ toàn bộ Trái Đất). Nếu băng Nam Cực tan hết thì mực nước biển sẽ dâng cao lên 70m, diện tích lục địa bị thu hẹp, nhiều đảo bị nhấn chìm trong nước.
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm thực vật và động vật ở châu Nam Cực? Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh song?
Trả lòi:
Khí hậu giá lạnh, môi trường tự nhiên khắc nghiệt, thực vật không thể tồn tại, chỉ có động vật gồm một số loài thích nghi với môi trường như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển sống ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn tôm cá và phù du sinh vật trong các biển bao quanh.
Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
Câu hỏi: Con người đã phát hiện ra châu Nam Cực tù' lúc nào?
Trả lòi:
Từ cuối thế kỉ XIX, nhưng mãi đến đầu thế kỉ XX con người mới đặt chân lên được lục địa.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Châu Nam Cực bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích:
A. 10,5 triệu km2	B. 12,6 triệu km2
c. 14,1 triệu km2	D. 6,2 triệu km2
Câu 2: Châu Nam Cực là châu lục:
A. Giá lạnh quanh năm	B.	Đây là vùng khí áp cao
c. Nơi có gió bão nhiều nhất thế giới D.	Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Châu Nam Cực được bao bọc bởi các đại dương nào?
A. Ẩn Độ Dương	B.	Thái Bình Dương
c. Đại Tây Dương	D.	Cả A, B, c đều đúng
Câu 4: Ở Nam Cực có các loài động vật nào sinh sống ven lục địa và trên các đảo?
A. Chim cánh cụt,	các loài chim biển B.	Hải cẩu, hải báo
c. Cả A, B đều đúng	D.	Cả A, B đều sai
Câu 5: Tài nguyên khoáng sản ở lục địa Nam Cực chủ yểu:
A. Than	B.	sắt, đồng
c. Mỏ dầu khí	D.	Cả A, B, c đều đúng
ĐÁP ÁN
Câu 1: c Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: c Câu 5: D