Giải Vật Lý 12 Bài 18. Động cơ điện xoay chiều

  • Bài 18. Động cơ điện xoay chiều trang 1
Bài 18. ĐỘNG Cơ ĐIỆN XOAY CHIỀU
KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
Động cơ điện xoay chiều hoạt động nhờ một từ trường quay tạo ra trong stato, từ trường đó tác dụng lên dòng điện cảm ứng trong roto và làm quay roto.
Động cơ không đồng bộ ba pha dùng dòng điện ba pha để tạo ra từ trường quay khi ta cho ba pha điện đi vào ba nam châm điện của stato đặt lệch nhau 120° trên một vòng tròn. Động cơ được gọi là không đồng bộ vì vận tốc quay của roto nhỏ hơn vận tốc quay của từ trường.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP
Bài 1. Phát biểu nguyên tắc của động cơ không đồng bộ.
Trả lời
Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ và việc sử dụng từ trường quay. Khi khung dây đặt trong từ trường quay, khung dây sẽ quay theo từ trường đó với tốc độ góc nhỏ hơn. (Giả sử tới một lúc nào đó vận tốc quay của khung bằng với vận tốc quay của từ trường, từ thông qua khung không biến thiên nữa, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung bị triệt tiêu lực điện từ làm quay khung cũng mất đi, khung quay chậm lại do quán tính, lúc này từ thông qua khung lại biến thiên, trong khung lại xuất hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện này lại làm cho khung quay).
Bài 2. Nêu càu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
Trả lời
Động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ. Nghĩa là hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ và việc sử dụng từ trường quay.
Cấu tạo của động cơ gồm hai phần chính là roto và stato:
Roto: Là khung dây dẫn có thể quay dưới tác dụng của từ trường quay. Để tăng thêm hiệu quả, người ta ghép nhiều khung dẫn giôhg nhau có trục quay chung tạo thành một cái lồng hình trụ, mặt bên tạo bởi nhiều thạnh kim loại song song, vì vậy bộ phận này gọi là roto lồng sóc.
Stato: Là bộ phận tạo ra từ trường quay, gồm ba cuộn dầy ấy thì từ trường tổng hợp do ba cuộn dây â’y tạo ra tại tâm o là một từ trường quay. Roto lồng sóc nằm trong từ trường quay sẽ lại quay theo với từ trường, nhưng với tốc độ quay chậm- hơn tốc độ quay của từ trường.