Giải Vật Lý 12 Bài 32. Hiện tượng quang điện - Phát quang

  • Bài 32. Hiện tượng quang điện - Phát quang trang 1
  • Bài 32. Hiện tượng quang điện - Phát quang trang 2
Bài 32. HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG
KIẾN THỨC CẨN NẮM VỮNG
Đặc điểm
Mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng cho nó.
Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một số chất còn tiếp tục kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó, rồi mới ngừng hẳn.
Các loại phát quang
Tia tử ngoại chiếu vào một vài chất lỏng, chất khí, các chất này sẽ phát sáng được gọi là hiện tượng huỳnh quang.
Ánh sáng huỳnh quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Sự phát sáng của các tinh thể sau khi bị kích thích bằng ánh sáng thích hợp gọi là lân quang.
Anh sáng lân quang có thể tồn tại rất lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP
Bài 1. Hiện tượng quang - phát quang là gì? Phân biệt hiện tượng huỳnh quang và hiện tượng lân quang.
Trả lời
Hiện tượng quang phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
Sự huỳnh quang là sự phát quang có thời gian ngắn (khoảng 10_8s). Nghĩa là ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích (thường xảy ra với chất lỏng và chất khí).
Sự lân quang là sự phát quang có thời gian dài hơn (10_8s trở lên). Nó thường xảy ra đối với chất rắn.
Bài 2. Ánh sáng huỳnh quang có đặc điểm gì?
Trả lời
Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: Ầha > Ầkt. Đây là điểm của ánh sáng huỳnh quang cũng là một nội dung của định luật Stokes.
Bài 3. Sự phát ánh sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?
A. Tia lửa điện	B. Hồ quang
c. Bóng đèn ống	D. Bóng đền phin.
Trả lời
Chọn câu c. Bóng đèn ông.
Bài 4. Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?
A. Ánh sáng đỏ.	B. Ánh sáng lục.
c. Ánh sáng lam.	D í'nh cáng chàm.
Trả lời
Bước sóng của ánh sáng chàm nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng lam => Chọn cău D.
Bài 5. Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu vàng lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào?
A. Màu đỏ.	B. Màu vàng.
c. Màu lục.	D. Màu lam.
Trả lời
Bước sóng của ánh sáng vàng nằm khoảng giữa của ánh sáng màu đỏ và màu lục. Vậy nếu dùng tia tử ngoại để kích thích vật này, ánh sáng phát quang có thể màu vàng => Chọn câu B.
Bài 6. Ở trên áo các công nhân làm đường hay dọn vệ sinh trên đường thường có những đường kẻ to bản, nằm ngang, màu vàng hoặc lục.
Những đường kẻ đó dùng để làm gì?
Những đường kẻ đó bằng chất liệu phát quang hay phản quang?
Hãy đề xuất một thí nghiệm đơn giản để nhận biết những chất liệu đó là phát quang hay phản quang.
Trả lời
Những đường kẻ trên áo của công nhân có khả năng phát quang ánh sáng tới người điều khiển xe, khi những đường kẻ này nhận ánh sáng kích thích từ đèn pha của xe.
Những đường kẻ này làm bằng chất liệu phát quang.
Bút thử tiền phát ra tia tử ngoại, dùng bút thử tiền chiếu vào nhữtig đường kẻ này, nếu ánh sáng phát ra màu vàng hay màu lục, thì ánh sáng phát ra là ánh sáng phát quang.