Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Tuần 11

  • Tuần 11 trang 1
  • Tuần 11 trang 2
  • Tuần 11 trang 3
  • Tuần 11 trang 4
  • Tuần 11 trang 5
  • Tuần 11 trang 6
  • Tuần 11 trang 7
CHÍNH TẢ
(1) a) Điền vào chỗ trống s hoặc X :
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi - chạm vào sức nóng.
Mạch đất ta dổi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.
b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dâu ngã :
Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.
Viết lại các câu sau cho đúng chính tả :
Tốt gổ hơn tốt nước xơn.
Sấu người, đẹp nết.
Mùa hè cá xông, mùa đông cá bễ.
Trăng mờ còn tõ hơn xao Dẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đổi.
-» Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
-> Xấu người, đẹp nết.
-> Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. -> Trăng mờ còn tỏ hơn sao Dầu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
1, Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào ?
Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó báo hiệu cho biết thời gian rất gần.
Rặng đào đã trút hết lá.
Từ đã bổ sung ý nghĩa cho động từ trút. Nó báo hiệu sự việc hoàn thành,
đã kết thúc.
Em chọn từ nào trong ngoặc (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ trống ?
Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
Sao cháu không về với bà Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều.
Sốt ruột, bà nghe chim kêu Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na
Hết hè, cháu vẫn đang xa Chào mào vẫn hót. Mùa na sắp tàn.
Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Gạch dưới các từ này và viết lại cho đúng :
Đãng trí
Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông :
Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
Nhà bác học hỏi :
Nó sẽ đọc gì thế ?
Câu đúng là:
Một nhà bác học đang làm việc trong phòng.
Bỗng người phục vụ bước vào nói nhỏ với ông.
Nó đọc gì thế ?
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO Đổl Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
Để bài
Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên. Ghi lại vắn tắt nội dung cuộc trao đổi để chuẩn bị cho bài tập làm văn kể miệng ở lớp. (Đọc phần gợi ý trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 109-110.)
Bài làm
Con gái: Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba Ị
Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không ?
Con gái : Thưa ba, có chứ ạ I Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế I Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ I
Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực'như thế đấy, con gái ạ Ị Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó I
Con gái : Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa /
Cha : Như vậy thì tốt lắm ! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tốt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó !
Con gái: Thùa ba, vâng. /À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm !
Cha : ừ, con đem kể lại cho các bạn nghe đi I
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đã dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ vần tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ
I - Nhận xét
Đọc truyện Cậu học sinh ở Ác-boa (Sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 110) và thực hiện các yêu cầu sau :
Tìm các từ trong truyện miêu tả :
chăm chỉ và giỏi
trắng phau
ngả màu xám
Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i
Màu sắc của sự vật:
Những chiếc cầu
Mái tóc của thầy Rơ-nê
nhỏ
con con nhỏ bé hiền hòa nhăn nheo
Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:
Thị trấn
Vườn nho
Những ngôi nhà
Dòng sông
Da của thầy Rơ-nê
3. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
II - Luyện tập
Gạch dưới các từ là tính từ trong các đoạn văn sau :
Chủ tịch Hổ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gẩv gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông Cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm dạm, dầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sach bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hổng to tưởng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
Hãy viết một câu có dùng tính từ :
Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
Chị Hai em có dáng người dong đỏng cao.
Bạn Lan có mái tóc dài và mượt.
Hùng có đôi mắt sáng, thông minh.
Bà nội em năm nay đã già, tóc bà bạc trắng.
Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi ...).
Cây gạo trước nhà em đã ra hoa, từng chùm hoa dỏ rực như những đốm lửa nhỏ.
Con mèo Mun nhà em có bộ lông mượt.
Dãy núi sau nhà bà nội cao sừng sững.
Dòng sông Hậu hiền hòa chảy.
TẬP LÀM VĂN
MỞ BÀI TRONG BÀI VẪN kê’ chuyện
Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?
Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mo, nó đã ra bờ sông tập chạy.
Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điểu đó.
Đầu năm học, lớp em có mấy bạn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học sút kém hẳn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau :
Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).
Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi ? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lọn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :
Câu chuyện Hai bàn tay (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 114) mở bài theo cách nào ?
Câu chuyện được mở bài theo cách trực tiếp : kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
(3) Viết phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp :
Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chụyện :
Con người khi muốn bắt đầu làm một việc gì nhất thiết phải có lòng tin. Câu chuyện về Bác Hồ vĩ đại của chúng ta sau đây là một ví dụ về lòng quyết tâm và lòng tin vô bờ bến.
Mở bài gián tiếp bằng lời kể của bác Lê :
Từ hai bàn tay, chúng ta có thể làm nên được tất cả. TÔI còn nhớ như in những tháng ngày còn ở cùng Hồ Chủ tịch tại Sài Gòn, và mỗi lần nhớ lại tôi lại thấm thìa câu nói trên, bởi tôi và Hồ Chủ tịch đã có một cuộc nói chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện đó thế này :