Soạn Văn 8: Bàn luận về phép học

  • Bàn luận về phép học trang 1
  • Bàn luận về phép học trang 2
  • Bàn luận về phép học trang 3
  • Bàn luận về phép học trang 4
BÀI 25
Bàn luận vể phép học (Luận học pháp)
Trình bày luận điểm
Tập xây dựng và trình bày luận điểm
Viết bài tập số 6 - Văn nghị luận
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
KIẾN THỨC Cơ BẢN
• Tác giả: Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” dược người đời kính trọng gọi là La Sơn phu tử. Ông đã từng làm quan dưới triều Lê sau đó từ quan về dạy học. Cảm phục thái độ chân tình của Quang Trung ông ra làm quan dưới triều Tây Sơn. Khi vua Quang Trung mất ông lui về ở ẩn cho tới cuối đời.
• Bàn luận về phép học là phần được trích từ hài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 1791.
Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn Luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc hiệt là học phải đi đôi với hành.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Phần đầu tác giả khái quát mục đích chính của việc học.
Mục đích đó là gì?
+ Phần đầu tác giả khái quát mục đích chính của việc học là: học để biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người, là học làm người của kẻ sĩ, học để lập đức, lập công. Trong xã hội phong kiến đạo là các môi quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng. Tác giả đã so sánh người không học giông như ngọc không được mài giũa không thành đồ vật.
+ Học để biết đạo, đó là cơ sở quốc gia hùng mạnh.
Câu 2. Tác giả phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?
+ Phê phán lối học lệch lạc-. La Sơn Phu Tử đã nhìn thẳng vào thực tế lối học hình thức nhằm vào mục đích cầu danh lợi, lối học không phải nhằm mục đích để biết đạo, không chú trọng đến thực chất, thực tài, mà chỉ cốt cầu vinh thân phù da.
+ Tác hại: lối học đó dẫn đến ba tác hại lớn
Nền chính học bị thát truyền (học để biết rõ đạo)
Chúa tầm thường, thần nịnh hót, bởi lẽ học theo lối ấy những người đỗ đạt chỉ là những kẻ bất tài vô dụng, chỉ biết có luồn lót, nịnh bợ, triều chính là nơi cho bọn nịnh thần mặc nhiên lộng hành hống hách. Con người cầm cân nảy mực suốt ngày chỉ nghe những lời sàm tấu, xung quanh không có người tài rốt cuộc trở nên tầm thường vô dụng.
Tác hại thứ ba dẫn đến nước mất nhà tan như là một hệ quả tất yếu, triều chính bị lũng đoạn chia bè kết cánh, quan lại đục khoét nhân dân... nước mất là điều dễ dàng như trở bàn tay.
Câu 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua
Quang Trung thực hiện những chính sách gì?
+ Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học (khuyến học): mở rộng trường lớp ở khắp mọi nơi ở phủ huyện và mở rộng đôi tượng học, đây là một trong những biện pháp để khôi phục lại nền chính học.
+ Thực tế lịch sử sau khi nhận bản tấu của Nguyễn Thiếp nhà vua đã ban bô' Chiếu lập học, mở mang trường học ở các xã, lấy chữ Nôm làm chữ viết chính của dân tộc, chỉ tiếc Quang Trung mất quá sớm ở tuổi 39. Câu 4. Bản tấu có đoạn bàn về phép học, đó là những phép học
nào? Tác dụng, ý nghĩa của những phép học ấy?
+ Phép học của La Sơn Phu Tử:
Học phải có hệ thống từ thấp lên cao (lúc đầu học Tiểu học đề lấy gốc, tuần tự tiến lên đến Tứ thứ, Ngũ kinh, Chư sử).
Học rộng nhưng phải nắm vững cái cơ bản (học rộng rồi tóm lược cho gọn).
Học phải đi đôi với hành (theo điều học mà làm).
+ Tác dụng, ý nghĩa:
Tạo điều kiện cho người có tài năng thể hiện mình (hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công) -> hạn chế được nịnh thần.
Quốc gia thịnh trị (nhà nước nhờ thế mà vững yên)
— Khôi phục được đạo học chân chính (đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người)
Câu 5. Xác định trình tự lập luận của một đoạn văn bằng một sơ đồ.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Phân tích sự cần thỉêt và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”
Học và hành, lí thuyết và thực tiễn đó là những cặp khái niệm luôn đi đôi với nhau.
Học là những kiến thức mà ta tích lũy được qua sách vở, qua sự tìm tòi nghiên cứu, qua sự truyền dạy của thầy cô giáo... Còn hành là chúng ta đem những kiến thức đã học hỏi được áp dụng vào trong thực tế cuộc sống.
Học mà không có hành thì chỉ uổng công vô ích, kiến thức chỉ là kiến thức không có tác dụng thúc đẩy cuộc sống. Và kiến thức ấy sẽ cũng bị mai một đi vì không được thực tế kiểm nghiệm, củng cố. Ngược lại hành mà không có học, không có lí thuyết dẫn đường chẳng khác nào người đi trong rừng rậm mà mất phương hướng, phải mò mẫm để tìm lối ra. Học sẽ làm cho hành trở nên dễ dàng, và tránh được những sai lầm, những đoạn đường vòng không cần thiết.
Học và hành phải hỗ trợ cho nhau như hai mặt của một tờ giấy không thể tách rời.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Ớ thời đại nào cũng cần đến sự học chân chính. Đây là phương thức căn bản để phát triển, tiến bộ. Điều Nguyễn Thiếp nói là đúng cho mọi thời đại.
Trong văn bản trích “Bàn luận về phép học” tác giả đã từ mục đích chân chính của việc học, phê phán những quan điểm học tập tiêu cực, thực trạng học sai trái rồi đưa ra khẳng định quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn ấy bằng việc chỉ ra tác dụng của nó. Qua sự lập luận này, chúng ta càng thấy La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp quả là “thiên tư sáng suốt, học rộng biết sâu”
(Theo tư liệu Ngữ văn ổ - Đỗ Ngọc Thống Chủ biên) ... Cái sai của người đi học không chuộng thực chất, thực tài học không để “lập đức, lập công” mà chỉ để “cẩu danh lợi”. Cái sai ở đây thật cơ bản: sai về mục đích, nó biến sự học vốn là chân chính có ý nghĩa xã hội thiêng
liêng thành một nấc thang danh vọng tầm thường.
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Báo - Bình giảng văn 8)