Soạn Văn 8: Quê hương

  • Quê hương trang 1
  • Quê hương trang 2
  • Quê hương trang 3
  • Quê hương trang 4
  • Quê hương trang 5
  • Quê hương trang 6
BÀI 19
Quê hương
Khi con tu hú
Câu nghi vấn (tiếp theo)
Thuyết minh vể một phương pháp
QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Tế Hanh, sinh năm 1921 tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ồng có mặt trong phong trào Thơ Mới ở chặng cuối (1940 - 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yểu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945 ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi thương nhớ tha thiết quê hương miền Nam và niềm khát khao Tổ quốc được thống nhất. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên, Gửi miền Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương...
về tác phẩm: Với những vần thơ bình dị và gợi cảm, bài tha Quê hương của Tế Hanh dã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoể khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến. Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật, đáng chú ý.
Kết cấu: bài thơ có kết cấu rất chặt chẽ và hợp lí theo dòng hồi tưởng của nhà thơ về làng chài lưới của mình.
+ Đoạn 1 (hai câu đầu): giới thiệu về làng quê.
+ Đoạn 2 (sáu câu tiếp theo): cảnh trai tráng của làng đi đánh cá.
+ Đoạn 3 (tám câu tiếp theo): cảnh dân làng tấp nập đón ghe về.
+ Đoạn 4 (bốn câu còn lại): nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.
Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (gồm đoạn 1 và đoạn 2)
+ Lời giới thiệu về làng tôi:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Chỉ với mười lăm chữ nhà thơ đã cho người đọc hình dung được vị trí, đặc điểm và nghề nghiệp của làng tôi thân yêu.
Một ngôi làng nhỏ bé trên một hòn đảo bốn bề sóng nước vây quanh, biệt lập với xung quanh nhưng nó là niềm say mê của trái tim con người xa quê.
Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về (tám câu tiếp theo)
+ Thời gian: dân làng đón thuyền cá trở về ngày hôm sau như vậy chuyến đi biển của các chàng trai trọn vẹn một ngày đêm.
+ Khung cảnh:
Không gian: nơi bến đỗ của làng những con thuyền lần lượt trở về.
Khắp dân làng tất cả mọi người không thiếu một ai, đổ dồn hết ra bến để chờ đón con thuyền của những người thân trở về với bao náo nức, xôn xao, đợi chờ, hy vọng, ồn ào, tấp nập. Đấy là những giây phút sôi động, nhộn nhịp nhất của làng chài ven biển.
+ Thành quả của chuyến đi: thật mĩ mãn, trên cả mong đợi. Cá đầy ghe, những con cá tươi ngon thân bạc trắng còn gì vui hơn thế, những rổ cá đầy kia là biểu tượng cho cuộc sống ấm no hạnh phúc. Và người dân không quên cảm ơn Trời - Đất đã cho sóng yên biển lặng để chuyến đi được bình yên, và đầy ghe cá bạc. Đấy cũng là cái thuần phác đáng yêu của con người miền biển.
+ Hình ảnh con thuyền:
Chiếc thuyền im hến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Con thuyền lúc ra đi hăng hái mạnh mẽ bao nhiêu thì bây giờ thanh thản thư thái bấy nhiêu. Con thuyền giống như một người mẹ độ lượng giàu lòng yêu thương, sau khi vất vả vật lộn với sóng nước mang về cho đàn con nhiều cá bạc, người mẹ mệt mỏi nằm nghỉ ngơi nhìn đàn con tíu tít, rộn ràng bên những rổ cá đầy, cái mệt mỏi chỉ có mình biết thấm dần trong thớ vỏ, trân trọng biết bao cái dáng nằm im ấy.
Viết được câu thơ hay như thế này không phải dễ nhà thơ đã ăm thầm đặt hồn mình vào đối tượng, vào cảnh vật dể lắng nghe tiếng lòng của những vật vô tri (Lê Quang Hưng).
Câu 2. Phân tích các câu thơ sau:
Cárih buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
+ Câu thơ sử dụng phép so sánh cánh buồm cái cụ thể với mảnh hồn làng cái trừu tượng, lại vừa được nhân hoá rướn thân trắng.
+ Cánh buồm là hình ảnh tượng trưng của con thuyền, con thuyền là sự sống của người dân chài, bởi vậy cánh buồm ấy là linh hồn của người dân biển. Cánh buồm đi đến đâu lòng họ dõi theo đến đây, biết bao trìu mến, hi vọng đợi chờ. Cánh buồm ấy cũng thật mạnh mẽ kiêu hãnh biết bao rướn thăn tráng bao la thâu góp gió cả một làng quê cất cánh.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hỉnh nồng thở vị xa xăm;
+ Hai câu thơ trên là hình ảnh của con thuyền, hai câu thơ này là hình ảnh tiêu biểu của người dân miền biển, của dân chài lưới mang một vẻ rất đặc trưng cho nghề nghiệp, vừa rất hiện thực lại vừa rất lãng mạn.
+ Làn da ngăm rám nắng đó là làn da của con người vật lộn với nắng gió của biển khơi, làn da ấy trên thân hình chắc khoẻ, vạm vỡ của một bức tượng đồng. Đó là chất hiện thực.
+ Cái lãng mạn, cái thi vị của hình ảnh là nồng thở vị xa xăm, trên thân hình rám nắng của các chàng trai như mang cả hương vị của biển khơi, mang cả khát vọng đi xa đang vẫy gọi. Lời nói ẩn dụ đầy ý nghĩa. Câu 3. Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả dối với cảnh vật
cuộc sống và con người của quê hương ông.
Tình cảm của tác giả đốì với con người và cảnh vật quê hương trực tiếp được thể hiện ở hai khổ thơ cuối:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
+ Đó là một nỗi nhớ vô cùng sâu sắc mạnh mẽ, nhớ đến mức độ như in mọi cảnh vật quê hương từ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, và cả dáng hình của con thuyền đang lướt sóng băng băng, cả mùi vị rất riêng của một miền biển. Nhớ đến từng chi tiết cụ thể, rõ mồn một đến mức như đang hiện ra trước mắt mặc dù tác giả đang ở rất xa quê hương.
+ Nhịp thơ 3/2/2 “kể mà như đếm, nói với người mà như nói với mình, như nghẹn ngào một nỗi nhớ thương đau đáu” (Vũ Dương Quỹ). Đoạn thơ làm cho người đọc cảm thấy cay cay ở sông mũi bởi nó đã rung động nỗi nhớ của những con người xa quê.
Câu 4. Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật, theo em bài thơ được biết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay tự tình.
+ Những đặc sắc về mặt nghệ thuật'.
Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, trong sáng đi sâu vào hồn người.
Âm điệu vừa khoẻ khoắn, vừa trữ tình sâu sắc.
Tình cảm tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ đôi với quê hương, đó cũng là yếu tố tạo nên sự cuốn hút của tác phẩm.
+ Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn yếu tố:
Miêu tả: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
Biểu cảm: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Tự sự: Làng tôi vốn làm nghề chài lưới.
Nhưng chủ yếu là phương thức trữ tình.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Sưu tầm, chép một số câu thơ, đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em thích.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lèn.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng.
Đò biếng lười nằm mặc nước trôi sông.
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng.
Bên chòm xoan hoa tím rụng tori bời.
Ngoài đường đè cỏ non tràn biếc cỏ.
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ,
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay xa.
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm,
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Chiều xuân - Anh Thơ)
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam, ôm ắp mái nhà gianh.
Trên con đường viển trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc,
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom.
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,
Thằng em bé úp đầu trên yếm mẹ.
Hai người thân gánh lạn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa.
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa.
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)
Dưới gốc đa già, trong vũng bóng,
Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhai.
Ve ve rung cánh ruồi say nắng,
Gà gáy trong thôn những tiếng dài.
(Trưa hè - Bàng Bá Lân)
Tư LIỆU THAM KHẢO
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
Đúng là một câu thơ có hoạ, có nhạc. Đẹp vô ngần với bức tranh vùng trời, vùng biển giữa một sớm mai hồng gió nhẹ, trời trong như có sức thanh lọc và nâng bổng tâm hồn với cách ngắt nhịp 3/2/2, với câu thơ như mặt biển dập dềnh, con thuyền ra khơi nhịp nhàng với những con sóng chao lên liệng xuống, như một sự nâng đỡ vỗ về. Không dùng kích thước để đếm đo, thay vào đó là tấm lòng tiễn đưa dịu ngọt, thân thương trìu mến. Tuy nhiên hình ảnh trung tâm của đoạn thơ vẫn là hình ảnh con thuyền. Con thuyền ấy chắc ở đâu cũng thế, nó chỉ bình thường thôi, nhưng riêng với nhà thơ nó rất lạ: trẻ trung như những trai làng trên con thuyền, con thuyền mang khuôn mặt họ, sức sông niềm vui của họ. Sự hồ hởi trong phút lên đường của con thuyền trên mặt biển được so sánh với con tuấn mã vượt đường xa là một liên tưởng bất ngờ độc đáo...
Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng, cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Chắc khoẻ như những bức tượng đồng nâu, ấy là màu da của người vật lộn với sóng gió, khơi xa đội trời lướt biển, ăn sóng với gió vốn từng quen. Đó là dấu hiệu bên ngoài. Câu thơ toàn vẹn nguyên khôi và nổi bật hơn cả là câu: Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Chất thực và chất thơ đã tạo nên một thân hình cường tráng, săn chắc đã được thử thách tôi luyện bằng sóng lớn gió to, bằng bao nhiêu bất trắc, đẹp như một bức phù điêu. Hơi thở của những chàng trai dường như nồng nàn hơn sau mỗi lần đi biển...
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - Bình giảng văn 8) Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Không là người con của một vạn chài không thể viết được những câu thơ như thế! Hơn nữa, chỉ viết được những câu thơ như thế khi biết âm thầm đặt hồn mình vào đốì tượng, vào cảnh vật để lắng nghe. Khi đặt hồn vào đó rồi, khứu khúc giác, xúc giác tinh nhạy của nhà thơ như phập phồng thu nhận những cảm giác. Chất muôi môi thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da, thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm vui gợi bâng khuâng kì diệu.
(Theo Vũ Quang Hưng - Tinh hoa Thơ Mới thẩm bình và suy ngẫm)