Soạn Văn 8: Kiểm tra văn

  • Kiểm tra văn trang 1
  • Kiểm tra văn trang 2
  • Kiểm tra văn trang 3
  • Kiểm tra văn trang 4
  • Kiểm tra văn trang 5
  • Kiểm tra văn trang 6
  • Kiểm tra văn trang 7
  • Kiểm tra văn trang 8
  • Kiểm tra văn trang 9
BÀI 28
Kiểm tra Văn
Lựa chọn từ ngữ trong câu
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
KIỂM TRA VĂN - MỘT số BÀI ÔN TẬP
NHỚ RỪNG
Thế Lữ
... Thế Lữ đã kí thác vào hình tượng con hổ bị cầm tù trong cũi sắt giữa vườn bách thú vẫn ôm trong lòng “niềm uất hận ngàn thâu” vẫn “đương theo giấc mộng ngàn to lớn” - cái nỗi niềm của cả thế hệ mình, thời đại mình: mối bất hoà với thực tại. Họ sống trên quê hương mà luôn cảm thấy thiếu quê hương, sông trong hiện tại mà chỉ muốn thoát li khỏi hiện tại. “Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” mà đau đáu một nỗi nhớ rừng, tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của họ, thực tại là cũi sắt, quá khứ là rừng già, mơ ước là rừng già. Mà con hổ ấy đã gọi thật trang trọng “nước non hùng vĩ!” Đôi với Chúa Sơn Lâm rừng là tất cả, nhớ rừng là tiếc tự do. Nhớ rừng là nhớ tiếc thời oanh liệt... Tất cả xuất phát từ phản ứng dữ dội với thực tại cầm tù, trói buộc: thực tại tầm thường giả dối, thực tại vô vị, vô tích sự... Toàn bộ cuộc đời của mình là ở nơi rừng...
... Ai chẳng có một thời oanh liệt của riêng mình! Nó là đoạn đời huy hoàng chói lọi, là quãng đời ý nghĩa nhất của cuộc đời mình! Vì thế bất cứ người nào trong cuộc đời này, nếu là người luôn khao khát sông thì rồi cũng sẽ có lúc ngấm nỗi sầu hận, sầu thất thế để rồi cất lên cái tiếng sầu than u uất kia của Chúa Sơn Lâm.
... Thi sĩ đã tạo ra sự tương phản nhất quán nhuần nhuyễn giữa cái phi thường và cái tầm thường. Chúa Sơn Lâm được đặt ở trung tâm bức tranh và tất cả đều được nhìn qua mắt của loài mãnh thú này, vì thế mà tất cả đều trở nên tầm thường. Đối diện với hổ, con người cũng chỉ là lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ với mắt lé, dám giễu oai linh rừng thẳm, bọn gấu thì dở hơi, cặp báo chỉ loại ươn hèn nô lệ, hời hợt vô tư lự.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi dứng ngắm ánh trăng tan?
Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta dổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội.
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Đây là đoạn tuyệt bút nhất của “Nhớ rừng”... Bốn bức tranh là nỗi hoài niệm tiếc nuối, uất hận, bô'n câu hỏi mà giọng điệu ngày một tăng tiến dữ dội. Mà đáng kể nhất là bức tranh thứ nhất và bức thứ tư. Chữ “nào đâu...” là một lời than tiếc nuối ngậm ngùi, hợp với không khí thi vị của “những đèm vàng bên bờ suối” và hợp với dáng điệu say mồi và vẫn rất hào hoa nghệ sĩ: “ta say mồi đứng ngắm ánh trăng tan”. Đến chữ “đâu” giọng điệu khác hẳn. Không còn là than thở mà đã là lời chất vấn quá khứ, lời chất vấn dữ dội, oai linh.
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lẩy riêng phần bí mật?
Đây là hình ảnh oai hùng, lẫm liệt tạo nên dáng điệu hào hùng của bạo chúa. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh chiến trường sau cuộc vật lộn tàn bạo đó là máu của mặt trời, ánh tà dương lúc hấp hối, qua cảm nhận của con mãnh thú... Trong vũ trụ này, chỉ có một kẻ duy nhất được Chúa Sơn lâm xem là kì phùng địch thủ: vầng thái dương...
Sự phù hợp tuyệt vời giữa đốì tượng mô tả và nghệ thuật mô tả đã chấp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên dõng dạc, đường hoàng như một khúc tráng ca dữ dội.
(Giảng văn văn học Việt Nam - Chu Văn Sơn)
Về mặt hình thức cái mới trong bài thơ trước hết thể hiện qua thể thơ tự do, mỗi câu tám chữ, gieo vần liền, vần bằng, còn sử dụng cách ngắt nhịp linh hoạt khi ngắn, khi dài, khi nhanh, khi chậm, khi dàn trải, có hiện tượng vắt dòng giữa các dòng thơ. Ngôn ngữ thơ nhiều sáng tạo, phong phú, sinh động, giàu chất biểu cảm và trữ tình. Trong bài sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ... Tất cả góp phần làm cho bài thơ vừa giàu tính nhạc vừa giàu tính hoạ. Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch thơ cuồn cuộn, cảm xúc ào ạt tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ.
(Theo Nguyễn Thị Mai Hoa, Đinh Chí Sáng - Sđd)
ÔNG ĐÓ
Vũ Đình Liên
Có nhiều người không làm nhiều thơ nhưng lại có bài thơ để đời như Vũ Đình Liên với bài thơ Ông đồ.
... Bài thơ mở đầu bằng màu hoa đào. Câu thơ nở ra từ câu thơ của Thôi Hộ: “Đào hoa y cựu tiếu đông phong”. Chính Vũ Đình Liên công nhận: “Trong máu mỗi nhà thơ Việt Nam, đặc biệt giai đoạn đó, đều có một chút thơ Đường”. Chính trong màu hoa đào mênh mông hoài cảm ấy, ông đồ già xuất hiện. Ta có thể tưởng tượng sự có mặt của cây cổ thụ ngàn năm bật gốc sau bão lớn. Cây đổ, ngọn gục từ trên chót vót thứ bậc xã hội, ông đồ, hình bóng tượng trưng cho giai cấp kẻ sĩ rơi xuống lề đường trở thành người vất vưởng hoài nhớ giá trị cũ suy tàn, bỡ ngỡ với phong vận mới. Chế độ khoa cử Hán học cáo chung sau 8 thế kỉ rưỡi ngự trị, học thuật thanh chương với thành trì nghiêng ngả. Chữ Hán phải nhường vị trí quốc tự cho một thứ chữ mới: Quốc ngữ. Những nhà Nho như ông đồ phải rời án thư ra tận hè phô" kiếm sông. Ông kiếm sống còn khó khăn hơn những người khác, bởi họ làm ăn quanh năm còn ông chỉ những ngày giáp Tết. Chỉ những ngày đó nhớ bánh chưng xanh người ta nhớ luôn câu đôl đỏ và nhờ ông viết chữ. May mà còn:
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.
Họ nay đâu? Bánh chưng xanh còn đó, câu đối đỏ đi rồi! Nếp cũ đổi thay. Chữ Nho cũng trở thành món hàng ế không ai chuộng nữa. Trong xu thế chung không ai cưỡng lại ấy, tình cảnh ông đồ trở nên ngao ngán đáng thương. Nỗi sầu lo ủ dột lan thấm trên cả đồ vật “Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu” chính là hình ảnh của chủ nhân hết thời của chúng. Tàn tạ, lạc lõng, tiêu điều. Thiên hạ náo nức đón xuân, đón cả luồng gió mới Tây học mang lại... bỏ lại những người như ông đồ bên lề cuộc sống:
Ồng đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay.
Tôi cho đây là khổ thơ hay nhất trong bài thơ, ở đó cái lực của ngòi bút, cái tâm của con người hợp lại đủ sức lay động những trái tim thờ ơ, vô tình với một sự chung cục, một sự chung cục thầm lặng và thương tâm. Người trong cuộc bên phô' đông lắng nghe mình lụi tàn. Người ngược xuôi như nước chẳng ai để ý đến cái bóng mờ nhạt, tàn tạ ấy. Ông đồ bị lãng quên ngay khi đang còn hiện hữu. Ông chẳng qua chỉ còn là “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Lá rơi không nghe tiếng, mưa bụi chẳng ướt ai. Thế mà nửa thế kỉ rồi đọc lại, tôi vẫn tái tê thấm thìa nỗi đau lặng lẽ của chiếc lá vàng trên giấy thắm tàn phai. Thế mới biết sức sống của một bài thơ không phải chỉ ở ngôn từ, chính tấm lòng thương cảm tinh tế của tác giả đã làm ấm những dòng chữ lạnh với thời gian.
Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ.
Bài thơ mở ra màu hoa đào và khép lại cũng với màu hoa đào ấy... Nén hương đã thắp - Hoài niệm mênh mang. Ông đồ cụ thể lung linh thành những người muôn năm cũ. Đông, tây, kim, cổ đều gặp nhau ở một chữ HOÀI, thấm thìa sầu nhân thế... Âm hưởng nốt nhạc cuối miên man day dứt, khiến người nghe cứ thẫn thờ. Thời của một đời rồi sẽ qua, ai cũng vậy. Nhưng quả không hẳn là mất tiêu vô nghĩa. Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và ngày mai cũng sẽ từ ngày hôm nay. Ông đồ đã trở về thế giới yên nghỉ của ông, về với thời xa vắng. Người xưa thành ông cha, cái cũ thành di tích. Nét đẹp và sức mạnh của phương Đông ở bên trong và từ thăm thẳm. Nói đến văn hoá không thể không nói đến cội nguồn, nói đến hôm nay không thể phủ nhận hôm qua. Ân khuất, biến thái, lan toả, ngàn xưa với người xưa vẫn là một mảng đậm đà trong hồn dân tộc.
(Hoàng Thị Thương - Tiếng nói tri âm)
QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
Nhà thơ Tế Hanh viết bài Quê hương khi ông mới 18 tuổi, cái tuổi đang độ hoa niên. Lúc này Tế Hanh đang theo học ở Huế. Lòng trai 18 tuổi xa nhà, nhớ nhà, nhớ quê, nhớ cái làng chài ven biển nơi chôn nhau cắt rốn của mình, thế là các câu thơ tưởng nhớ được viết ra một cách tự nhiên, dung dị, không cần phải có một cố gắng nào.
Câu thơ đầu tiên như là lời tự xưng danh, tự thuật rất đỗi tự nhiên mộc mạc.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Một buổi sáng đi biển của người dân chài “trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng” phải nói là một buổi sáng đẹp trời lí tưởng, một vẻ đẹp tinh khôi mát mẻ, dễ chịu thoáng đãng bao la sắc hồng của bình minh. Chỉ những người làm nghề chài lưới mới thấy hết được tầm quan trọng của những buổi sáng đẹp trời, không chỉ báo hiệu một chuyến ra khơi yên lành, mà còn hứa hẹn những mẻ lưới bội thu. Làm nghề đánh cá nặng nhọc này phải là những người khoẻ mạnh vạm vỡ “ăn sóng nói gió” mới có thể đảm đương nổi, chỉ có những trai tráng mới có thể điều khiển nổi chiếc thuyền “nhẹ hăng như con tuấn mã” mới “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”. Có thể nói đây là một chuyến ra khơi khí thế hào hùng, mang vẻ đẹp thật bất ngờ.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Cánh buồm, một vật cụ thể hữu hình, được ví với mảnh hồn làng là cái trừu tượng vô hình. Một cách ví von nhờ sự liên tưởng khá xa và độc đáo của tác giả. Hình ảnh cánh buồn “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” thật đẹp trong dáng vẻ và sức vóc cường tráng, một hình ảnh giàu ý nghĩa được đưa lên thành biểu tượng của tâm hồn.
Thời điểm đoàn thuyền đánh cá trở về, một khung cảnh thật náo nức thanh bình, mang dáng vẻ ấm no xuất hiện: “ồn ào”, “tấp nập” đón ghe về. Câu thơ “Nhờ ơn trời biển lặng cá dầy ghe” tựa như một lời cảm tạ trời đất đã che chở và hào phóng đôi với chuyến ra khơi vừa rồi, câu thơ rất thực nhưng mang trong lòng nó ý nghĩa thiêng liêng. Mỗi lần đi biển là mỗi lần giáp mặt với thuỷ thần, với tử thần, có nghĩa là sự sóng thật mong manh. Khi đó ở trên bờ, những người mẹ, người vợ của đoàn trai tráng kia ngày đêm lo lắng, âm thầm khấn nguyên cho chồng con họ được an < oàn trở về và đánh bắt được nhiều cá. Có hiểu như thế mới thấy được niềm vui sướng của những người từ biển trở về và của những người ra đón họ.
Trong khung cảnh đoàn thuyền trở về hình ảnh những trai tráng sức vóc dày dặn gió, có “làn da ngâm rám nắng kia” được thể hiện qua những câu thơ thật đẹp. “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đó là những tinh thể được tách ra từ biển, mang vị mặn mòi của biển, mang theo cả hương vị của biển xa. Họ là những đứa con của biển khơi, câu thơ thật lãng mạn, chân dung của những người dân chài hiện lên thật tầm vóc, có hình khối mà lại rất đặc trưng chỉ người dân biển mới có được. Cụm từ “im bến mỏi” thật cô đúc, vừa nói lên được sự nghỉ ngơi thư giãn của con thuyền sau chuyến đi vất vả trở về, vừa nói lên được vê yên lặng nơi bến đỗ. Một sự yên lặng thích thú sau một ngày náo động.
Bốn câu thơ cuối nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ về hình ảnh làng chài theo lôi ấn tượng chung nhất “màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng” và đặc biệt “nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Nhớ đến cái mùi riêng biệt của biển khơi, tức là nỗi nhớ thật da diết sâu lắng, đó là mùi của biển cả, của sóng, của gió, của rong, của rêu, của cá, của cả cái vị mồ hôi trên lưng áo của người đi biển.
Bài thơ trong trẻo từ đầu đến cuối. Đó là tấm lòng yêu nhớ quê hương của một lòng trai thuần hậu gắn bó với cuộc đời. Trong đời mỗi người đều có một quê hương để nhớ. Với Tế Hanh, cái làng chài lưới này đã trở thành nguồn thi cảm không vơi cạn.
(Bình văn - Văn Giá)
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Câu thơ vừa nói lên việc tổ chức cuộc sống khéo léo vừa nói lên tâm hồn của người đã sống nhịp nhàng cùng khung cảnh ấy, tự tại ung dung.
Tình hình lúc ấy nửa suôi, nửa hang đang vươn ra ánh sáng nhưng động lại phải rút ngay vào bí mật, nhìn trên toàn bộ thì hang vẫn là chính, bí mật vẫn là chính và vậy câu thơ phải khép lại bằng tối vào hang [...].
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Cuộc sống cụ thể hồi ấy của Bác có biết bao nhiêu chi tiết gian khổ. Nhưng Bác đã bỏ qua, coi gian khổ nhẹ tênh, gian khổ nhẹ nhàng, nhịp nhàng với cảnh sinh hoạt, nhịp nhàng lúc đó [...]. Ba chữ vẫn sẵn sàng có người giải thích rau cháo vẫn đầy đủ, có người giải thích khác đi, tinh thần vẫn sẵn sàng rau măng cháo bẹ, câu thơ nói lên tinh thần lạc quan của Bác.
Tôi đã về Pác Bó, không có tấm đá nào như bàn cả, chỉ có tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn ra bàn. Tình thế trong nước, trên thế giới lúc ấy khá chông chênh. Nhưng chông chênh gì thì chông chênh, dựa trên tình hình cách mạng, tấm lòng cách mạng lúc ấy, Bác vẫn tiến hành sáng tạo ra lịch sử. Dịch là một chữ khiêm tốn của Bác đấy thôi, Bác đâu chỉ có dịch, Bác đang viết lịch sử Việt Nam, cả sử thế giới bằng thơ lục bát dân tộc.
(Theo Chế Lan Viên)
Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được viết trong hoàn cảnh lúc Bác đang hoạt động bí mật trong điều kiện thiếu thôn đủ thứ, Bác phải ngủ trong hang đá, phải dùng phiến đá làm bàn, thức ăn rất thiếu thôn, gạo không có phải thường ăn cháo bẹ với rau măng. Bác bị sốt rét liên miên, nhưng Bác rất vui - cái vui của người đem ánh sáng cách mạng về để giải phóng dân tộc, “gây dựng một sơn hà”.
Mở dầu bài thơ là câu thơ có giọng điệu rất tự nhiên, rất ung dung thoải mái:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Câu thơ là sự khái quát của một cuộc sống đã thành nếp, rất chủ động. Cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo thành thế đối: sáng ra - tối vào. Nếp sống ở đây chủ động và đàng hoàng. Đàng hoàng vì ban ngày Bác làm việc bình thường, tối mới trở về hang để ngủ. Với Bác, còn gì thú vị hơn khi ngày ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên tối mới trở về nhà (hang núi) để nghỉ ngơi và lắng nghe tiếng suối mà có lần ta bắt gặp trong thơ Bác. Chính sự cân đốì ở câu thơ thứ nhất đã làm nền cho câu thơ thứ hai xuất hiện:
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Nhịp 4/3 là nhịp thông thường trong thơ tứ tuyệt, nhưng ở câu thơ này chuyển thành 2/2 tạo thành một sự đều đặn cùng với hai thanh trắc liền nhau ở nhịp 3 càng khẳng định thêm điều đó. Câu thơ toát lên một sự yên tâm về cuộc sống vật chất của Bác. Thơ xưa thường biểu lộ cái vui vì cảnh nghèo [...], câu thơ thứ 3 là một sự chuyển biến đột ngột:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Hai câu nói về chuyện ở, chuyện ăn thong dong bao nhiêu thoải mái bao nhiêu thì câu nói về chuyện làm việc vất vả bấy nhiêu. Không có bàn người chiến sĩ cách mạng phải dùng đá làm bàn, lại là “bàn đá chông chênh” với từ láy chông chếnh, Bác đã lột tả được điều kiện làm việc rất khó khăn. Công việc càng khó khăn hơn khi đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng hết sức không ngừng không nghỉ. Ba tiếng cuối câu sử dụng toàn thanh trắc thể hiện sự vất vả nhưng khoẻ khoắn, cương quyết. Như vậy đốì với Bác lúc này, việc cách mạng là cần thiết nhát, phải vượt lên trên tât cả mọi khó khăn. Kết thúc bài thơ là một nhận xét bất ngờ thú vị:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Câu thơ thứ tư là một sự đánh giá bất ngờ và bằng phép loại suy ta có thể khẳng định việc ăn, việc ở không phải là sang, chỉ có việc “dịch sử Đảng” là sang nhất vì nó đem lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân. Giọng thơ sảng khoái ngân vang nhờ sử dụng hai thanh bằng ở cuối câu.
(Một số kiến thức - kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8)
NGĂM TRĂNG
Hồ Chí Minh
Có thể phân tích bài thơ Ngắm trăng ở hai điểm:
Bản chất chiến sĩ lồng trong hình ảnh của thi sĩ.
Nổi bật lên là một tâm hồn thi sĩ dạt dào hứng khởi trước ánh trăng đẹp. Ánh trăng là mô tip trữ tình tiêu biểu của thơ ca phương Đông: phong, hoa, tuyết, nguyệt; cầm, kì, thi, tửu.
Trăng đẹp cảm hứng thơ bốc cao, tiếc không có hoa và rựơu cho cảm hứng được trọn vẹn. Câu một và hai tiếp theo nhau biểu hiện tâm trạng đó.
Hai câu thơ sau: đôi bạn tri kỉ, cái duyên văn chương từ lâu đã gắn bó vầng trăng với nhà thơ, bất chấp cả ngục tù. Có chất say và châ't mộng: vầng trăng có linh hồn, có nét mặt, có ánh mắt.
Nhưng thực chất lại là chất thép, chất chiến sĩ. Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ (cùm xích, ghẻ lở, muỗi rệp...) mới thấy việc có được cảm hứng thơ là thép rồi. Mà thép già, thép không già lắm thì chắc trong trường hợp này sẽ thể hiện là thép. Thép già mới thể hiện là thơ... ung dung, tự tại, hoàn toàn đứng trên gian khổ thanh thoát như không.
Một tâm hồn bao giờ cũng hướng ra ánh sáng.
Từ bóng tối nhà lao (hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Dĩ nhiên có ánh trăng gọi Bác thì ánh trăng vẫn cứ ở bên ngoài và nhà tù vẫn cứ tối tăm. Bác đã đưa ánh sáng toả sáng vào trong nhà tù. Một bài thơ đầy ánh sáng làm trong nhà tù đen tối nhất.
(Nguyễn Đăng Mạnh - Mấy vấn đề
về phương pháp tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chí Minh)