Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 7 (một số bài tham khảo)

  • Viết bài tập làm văn số 7 (một số bài tham khảo) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 7 (một số bài tham khảo) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 7 (một số bài tham khảo) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 7 (một số bài tham khảo) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 7 (một số bài tham khảo) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 7 (một số bài tham khảo) trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 7 (một số bài tham khảo) trang 7
BÀI TẬP LÀM VĂN số 7 (Một số bài tham khảo)
Đề 1. Văn học và tình thương
Bạn vừa đọc một đoạn văn tả cảnh và bất chợt nhận ra vẻ đẹp của bông hoa nở trước hiên nhà, bạn vừa xem xong một quyển tiểu thuyết và thấy yêu biết chừng nào cái góc phô' dịu dàng với những người hàng xóm lương thiện... Văn chương đã đem đến tình thương cho tôi và cho bạn về những điều ngay ở bên cạnh, những điều diễn ra trước mắt, những gì tưởng là nhỏ nhặt mà ta dễ bỏ quên. Có gì cao xa đâu, tình thương mà văn mang đến cho ta lại khởi phát từ chính sự chân thật của lòng ta. Văn học chỉ làm sứ mệnh kết nốì và đánh thức tình thương của nhân loại, để trái tim tìm đến những trái tim, tâm hồn đến với những tâm hồn. Bằng chức năng chuyên chở tình thương, văn chương đã đến với cuộc đời như thế!
Nói đến văn là nói đến một phương tiện biểu đạt cảm xúc của con người, nói đến văn học là nói đến một ngành khoa học của văn chương. Nghiên cứu văn học chính là soi chiếu “ba chiều” đời sông lên “hai mặt phẳng” trang văn (Chế Lan Viên) để phân định mọi cung bậc tư tưởng, tình cảm của con người. Đừng hỏi hà cớ gì chỉ có tình thương mà sao không phải là một loại tình cảm khác. Tình thương là cội nguồn của mọi cảm xúc vì nó xuất phát từ tấm lòng chân thành, và cũng là điểm đến cuối cùng mà con người cần đạt đến. Vì thế như một lẽ tất yếu, văn học là tấm gương phản hình đời sông thì phải khơi gợi được sâu xa nhất đời sống là tâm hồn con người, là tình thương. Văn học chuyên chở tình thương là văn học chân chính!
Ầu ơ lời ru của mẹ, thoang thoảng giọng hò bên sông, đọc đôi câu đối đình làng... thế thôi là yêu, thế thôi là nhớ. Điều nhân bản nhất văn học mang đến cho con người là cái tình mến thương với cuộc đời bình dị. “Nắng cho đời nên nắng cũng cho thơ” (Huy Cận), để rồi văn thơ đã đi tiếp chặng hành trình của nó mang cái tình nồng đượm của đời đến với lòng người. Tình thương đời có lẽ là mô'i tình thuỷ chung chân thật nhất...
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây, cách biển nửa ngày sòng”
Không cầu kì hoa mỹ, “Quê hương” của Tế Hanh hiện lên trong sự vây bọc của nỗi nhớ da diết, có gì đâu chỉ một làng chài ven biển như mọi ngôi làng khác, chỉ là hoạt động lao động rất đỗi bình thường, nhưng lòng mến thương của thi nhân đã là chất xúc tác biến kí ức thành loại men ngọt ngào. Bao quanh cái bình dị quen thuộc chợt trở thành hình ảnh biểu tượng với sức gợi lớn lao:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Cái đẹp đâu chỉ có từ nghệ thuật nhân hoá thế này hay khả năng liên tưởng thế nọ, cái đẹp nằm ở ngay đằng sau câu chữ, là lòng tự hào của nhà thơ về quê hương. Là mảnh đất, là dân chài, là cuộc đời lao động... tất cả đều tồn tại trong cánh buồm ấy, “cánh buồm gương to” biểu tượng cho lòng say mê, niềm khát vọng đối với đời sống bình dị mà đẹp đẽ ở chôn quê hương mình. Để rồi “nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”, bởi đơn giản thôi, cái tình thương mến đã thấm vào máu thịt nên “khi ta đi đất đã hoá tâm hồn” (Chế Lan Viên).
Văn học từ đời sông đến thẳng với mọi người, với sức vang dội riêng của tâm hồn, bằng tiếng nói riêng của tình cảm. Từ tình thương đời đến tình thương người là cuộc hành trình tất yếu tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc của văn học. Nó như nhân sự sông lên, làm cho người ta trong cuộc sông giới hạn của mình có thể bước qua ngưỡng cửa của hàng trăm cuộc đời khác, cùng vui buồn, ước mơ, lo toan với những con người khác. Ta vừa như quên mình, vừa như tự tìm ra mình trong sự đồng cảm bao dung ấy. Ai mà không xúc động trước hình ảnh của “cô bé bán diêm” giữa mùa đông tê tái, cứ từng hồi quẹt lên những que diêm để ngọn lửa nhỏ nhoi giữ lại những ước mơ đời thường. Ánh sáng của những que diêm hay ánh sáng của tình yêu và niềm hy vọng trong trái tim cô bé? Chính ánh sáng ấy đã lấy đi cảm giác về cái giá lạnh của trời đêm đang cướp dần sự sống ở trong em. Chính ánh sáng của trái tim lung linh như huyền thoại này đã khép lại câu chuyện bằng một hình ảnh tuyệt vời: hai bà cháu cầm tay nhau và vụt bay lên cao. Điều mà Anđécxen gửi gắm vào câu chuyện còn gì khác ngoài việc đánh động tình thương của con người. Tác giả để cho nụ cười đọng lại trên môi em như biểu tượng của tấm lòng vị tha, nhân hậu với cuộc đời. Nhưng đằng sau cuộc đời ấy là một câu hỏi xót xa: tại sao một đứa trẻ không được mỉm cười bằng những hình ảnh tưởng tượng trước khi về với cõi chết? Chính người đọc phải tự tìm lấy câu trả lời.
Khơi gợi tình thương từ mặt trái của tình thương là cách tiếp cận với con người chua xót nhất. Không chua xót làm sao được khi hôm nay chỉ là cái bóng thầm lặng còn sót lại của “vàng son” hôm qua. “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là tiếng thổn thức nhân bản trước sự tàn lụi của một nền văn hoá, sự tồn tại lay lắt của một nghệ sĩ tài hoa:
“Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay”
Kết thúc bài thơ là câu hỏi khắc khoải vọng vào không gian, vọng đến lòng người:
“Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?”
“Cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (cách nói của Vũ Đình Liên) đã ra đi cùng với thái độ thờ ơ, lãnh đạm của người đời. Bài thơ nhẹ nhàng quá mà sâu nặng những nỗi cảm thương!
Thế giới thức tỉnh trong tôi, sự sông rạo rực trăn trở trong tôi và muốn tôi hoà tan vào trong thế giới ấy, muôn ban phát cho tất cả mọi người mà tôi càng thấy thêm gắn bó keo sơn bằng mối tình nhân loại. Tác động của văn học với con người là như thế! Qua “Chiếc lá cuối cùng”, O-Hen-ri không chỉ gửi thông điệp tình thương bạn đọc muôn thế hệ mà cón thể hiện lòng tin yêu mãnh liệt về con người, tin rằng tình người có thể làm thay đổi tất cả, kể cả cái chết. Bằng khao khát “một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất”, bằng tấm lòng nhân ái bao la, cụ Bơ-men đã “quên mình” để cứu lấy sự sống cho Giôn-xi từ một “bức hoạ” đặc biệt: chiếc lá thường xuân trên bức tường. Bệnh lao phổi từ Giôn-xi, cái chết chực chờ của cô đã chuyển giao sang người hoạ sĩ già. Điều còn lại không phải là cái chết mà là nhân cách sống, nghị lực sống của những con người “biết” cải tạo hoàn cảnh và “dám” cải tạo hoàn cảnh cho mình và cho người.
Văn học chuyển tải tình thương và văn học là tình thương! Tình thương trong văn học là tấm lòng của nhà văn đốì với nhân vật của mình, là những cảm xúc rung lên từ mỗi dòng văn, kiểu như “Nguyễn Du viết Kiều như có máu giỏ trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua từng trang giấy” vậy! Tình thương ấy tuỳ theo cách nhìn nhận của nhà văn nhà thơ đối với cuộc đời mà có nhiều sắc thái: một cảnh tình thương trong sáng với quê hương và con người lao động như “Quê hương” của Tế Hanh, một tình người bao la và niềm tin vững chắc vào con người như “Chiếc lá cuối cùng” của o Hen-ri, hay một trăn trở khắc khoải đến đau lòng vì sự dửng dưng, phủ phàng của người đời như trong “Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen hay “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Nhưng rốt lại cũng vẫn là cái tình nhân loại.
Ta đứng giữa cuộc đời rộng lớn của nhân loại, hai chân ta đứng trên mặt đất, lòng ta toả rễ vào đời để một ngày người ta hiểu ra rằng:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người sống để yêu nhau”
(Tố Hữu)
Đó là thông điệp mà văn học chân chính gửi đến con người từ muôn thế hệ.
(Nguyễn Thị Hồng Anh - Học sinh giỏi thành phố)
Đề 2. Hãy nói không với các tệ nạn
Có khi nào bạn thử thông kê xem trong tháng này có bao nhiêu người đã vướng vào ma tuý, trong năm này có bao nhiêu người chết vì dùng nó quá liều hay vì AIDS chưa? Có bao giờ bạn vào một trung tâm cai nghiện và thấy cảnh vật vã của bệnh nhân vì đói thuốc?... Đó là sự khắc nghiệt đến tàn nhẫn sau làn khói tưởng nhẹ nhàng mong manh, đó là sự khôn cùng của những linh hồn thiếu nghị lực muốn tìm đến chốn thần tiên êm ái. Vậy mà biết bao con người vẫn tìm đến ma tuý với đủ mọi lí do để biện hộ cho sự yếu đuối, dễ sa ngã của mình. Xã hội lên tiếng, nhân loại lên tiếng, nhưng có ích gì nếu mỗi con người không tự tạo tiếng nói cho chính mình? Tiếng nói “không” của mỗi chúng ta trước sự cám dỗ của ma tuý là thứ thuốc kháng sinh duy nhất mà xã hội cần để ma tuý không còn là nỗi ám ảnh của nhân loại, để hôm nay đẹp hơn hôm qua trên một thế giới vốn đã xảy ra quá nhiều thảm hoạ.
Ma tuý là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp mà khi ngấm vào cơ thể con người sẽ thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng, kiến con người rơi vài vòng “cương toả” của thứ thuốc độc giết người này. Thế nhưng thực tế không phải ai cũng biết những hậu quả tai hại mà nó gây ra, để rồi lao đầu vào như điên dại. Kết cục là gì? Con người bị tổn thương, xã hội bị tổn thương, đời sốhg dần trở nên bế tắc. Tác hại mà ma tuý gây ra cho con người là vô tận. Hằng ngày trên sách báo, truyền hình hay từ bên ngoài cuộc sống, hình ảnh những con nghiện nhan nhản hiện ra trước mắt ta, gầy yếu, xanh xao, bước những bước vật vờ, người khô đét, mặt quắt lại khiến đôi mắt càng trũng sâu hơn như một bóng ma. Ma tuý cướp lấy sự sống con người, khiến người chẳng ra hình người. Khi đã vướng vào ma tuý thì một người khoẻ mạnh cũng sớm trở nên vô dụng, không thể kiểm soát nổi bẳn thân thì còn nói gì đến lao động và học tập. Quá trình mà một người nghiện trải qua ban đầu là quen, rồi nhớ đến ghê người cái làn khói mong manh chết người ấy; nếu không có nghị lực tự vượt lên chính mình thì sẽ càng lún sâu vào con đường nghiện ngập, từ hút đến tiêm chích, từ bệnh nghiện đến bệnh AIDS chỉ là một ranh giới nhỏ nhoi. Để rồi kết thúc một số phận người, có khi tuổỉ đời còn rất trẻ. Đâu chì tàn phá về mặt thể xác, ma tuý còn mài mòn tinh thần con người. Nhân cách bị huỷ hoại, sĩ diện cũng tiêu tan sau những cơn vật vã. Thế thì còn chỗ đâu cho nghị lực ngự trị, cho lòng tốt và tình thương?
Con người trong đời sống này như một tiêu điểm, ở đó giao nhau chằng chịt những môi quan hệ phức tạp về chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học, tình cảm... Chính vì vậy, khi con người đã tê liệt mọi khả năng cống hiến của mình cho đời thì xã hội buộc phải gánh lấy hậu quả. Tệ nạn bắt đầu nảy sinh, từ cờ bạc, trộm cắp cho đến cả giết người... Con đường ấy có chừa một ai! Một anh nhà giàu khi lên cơn thì cũng tiêu pha hết cả bạc tiền, một anh nhà nghèo khó cũng bán tống bán tháo tất cả mọi của cải trong nhà. Đến một đứa con vốn hiếu thảo với mẹ cha rồi cũng sẵn sàng lấy cắp tiền của cha mẹ thì còn nói chi một kẻ giang hồ sẽ dám làm những gì để không phải vật vã vì thiếu thuốc? Tương lai của họ là trong trại cai nghiện hoặc tù giam. Hạnh phúc của họ cũng tiêu tan như làn khói. Xã hội lại càng ngày thêm nặng nề với đầy những tệ nạn và sự cảnh giác. Trong số người nghiện ma tuý, nhiễm HIV/ AIDS có đủ các thành phần từ bác sĩ, kĩ sư, công chức nhà nước, công nhân, nhà giáo, học sinh... Thậm chí có người lao động không chỉ nghiện ma tuý mà còn tiếp tay vào việc buôn bán, vận chuyển, phát tán ma tuý. Sự nhân rộng của ma tuý trong cộng đồng đã trở thành nỗi ám ảnh cho biết bao gia đình, cho mọi quốc gia trên thế giới.
Đấu tranh phòng chông ma tuý là mặt trận nóng bỏng, bức xúc còn được cả xã hội quan tâm. Ngày toàn dân phòng chông ma tuý của Việt Nam được chọn đúng vào ngày thế giới phòng chông ma tuý: 26/6 hằng năm. Điều đó nói lên rằng, hiểm hoạ ma tuý không chỉ là thách thức đốì với sự ổn định của xã hội và phát triển lành mạnh ở nước ta mà ma tuý là một nguy cơ đôi với toàn thế giới. Vì thế, cuộc đấu tranh nói “không” với ma tuý từ lâu đã trở thành cuộc chiến toàn cầu. Tiếng nói này trước tiên phải xuất phát từ hoàn cảnh sống. Tạo một môi trường lành mạnh, chông tiêu cực là nhiệm vụ tiên quyết cần thực hiện từ gia đình, nhà trường đến xã hội. Tương lai đất nước phụ thuộc không ít vào thế hệ học sinh. Ngày mai sẽ ra sao khi nạn nhân chủ yếu nhất, dễ bị lôi kéo nhất vào ma tuý lại thuộc thế hệ này? Mối quan tâm từ ba nhân tố gia đình, nhà trường và xã hội sẽ tạo ra không khí và môi trường trong sạch nhất cho những mầm cây non lớn lên xanh tô't trước nắng gió cuộc đời. Gia đình quản lí, nhà trường giáo dục, xã hội tuyên truyền để cốt làm sao cho bản thân mỗi chúng ta tự nhận thức được tác hại của ma tuý mà tránh xa. Không có rào cản nào an toàn bằng ý thức của mỗi con người. Chính ý thức ấy sẽ làm sổng lại ý chí, nghị lực đốì với những ai lỡ vướng vào con đường nghiện ngập. Không ít tấm gương đã vùng thoát khỏi bàn tay tử thần bằng cách tự cai nghiện ở nhà hay tại các trung tâm cai nghiện. Không ít cá nhân đã làm lại cuộc đời, làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng trước vô'n quen tiêu pha, hút chích. Tuy nhiên, nói thế nào thì hai nhân tô' con người và môi trường cũng phải có mô'i quan hệ mật thiết với nhau. Một người bản lĩnh nhất vẫn có thể tái nghiện như thường nếu môi trường anh ta sống không trong sạch và thường xuyên bị lôi kéo. Gia đình cần quan tâm, xã hội cần giúp đỡ. Ta kiên quyết nói “không” với tệ nạn ma tuý không có nghĩa là nói “không” với những ai đã lỡ nghiện ma tuý, thậm chí lỡ mắc phải căn bệnh thế kỉ. Đưa họ về đời sông bình thường, quan tâm, chăm sóc họ là tạo cơ hội cho họ và cũng tạo cơ hội cho chính bản thân ta. Riêng đối với xã hội, việc xây dựng các trung tâm cai nghiện, xoá bỏ cơ bản các diện tích trồng thuốc phiện kết hợp công tác tuyên truyền sâu sát theo cách “vào từng ngõ, gõ từng nhà” đã mang lại hiệu quả nhất định, ngăn ngừa tối đa sự lan tràn của tệ nạn ma tuý. Việt Nam đang hoà cùng với nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc phòng chốhg ma tuý, để ma tuý không còn là gánh nặng của xã hội, không còn là nỗi ám ảnh của con người.
Có lẽ không ai muốn thống kê xem tỉ lệ người nghiện ma tuý hằng năm tăng lên bao nhiêu lần, có lẽ chẳng ai thích ngồi trước ti vi mà cảm thương lẫn trách thầm những số phận bị cướp đi một cách nghiệt ngã vì ma tuý... Mỗi cá nhân hãy tự gióng lên cho mình tiếng chuông cảnh tỉnh để xã hội không phải tuyên truyền, để những bậc làm cha, làm mẹ không phải hao mòn nước mắt và công sức vì con, để tương lai chính mình không phải tự vùí trên giường bệnl hay huyệt mộ u tối. Nói “không” với ma tuý là cách tốt nhất loại bó cái mầm độc chất trên thân thể xã hội, trong bản thân mỗi con người lể nhân loại ngày một tốt đẹp hơn, để tình thương thay cho những hận thù.
(Nguyễn Thị Hồng Anh - Học sinh giỏi thành phố)