Soạn Văn 8: Tổng kết phần văn

  • Tổng kết phần văn trang 1
  • Tổng kết phần văn trang 2
  • Tổng kết phần văn trang 3
  • Tổng kết phần văn trang 4
  • Tổng kết phần văn trang 5
  • Tổng kết phần văn trang 6
  • Tổng kết phần văn trang 7
  • Tổng kết phần văn trang 8
  • Tổng kết phần văn trang 9
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
(Trang 130, 144, và 148)
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
• Nắm được hệ thống văn bản đã học từ bài 15 đến bài 29, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của từng văn bản. Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của một số văn bản tiêu biểu.
9 Nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình, nội dung cơ bản và dặc trưng thể loại.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Lập bảng thống kê các văn bản văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8 theo mẫu.
STT
Văn
bản
Tác
giả
Thể
loại
Giá trị nội dung và nghệ thuật
1
Vào nhà
ngục Quảng Đông cảm tác
Phan
Bội
Châu
Bát cú Đường luật
ND: Phong thái ung dung đường hoàng, khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh ngục tù khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
NT: Giọng điệu hào hùng, lôi cuốn.
2
Đập đá ở Côn
Lôn
Phan
Châu
Trinh
Bát cú Đường luật
ND: Hình tượng lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước gian nguy nhưng vẫn không sờn chí đổi lòng.
NT: Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng.
3
Muốn
làm
thằng
Cuội
Tản
Đà
Bát cú Đường luật
ND: Thể hiện tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để' bầu bạn với chị Hằng.
NT: Hồn thơ lãng mạn, bay bổng.
4
Hai chữ
nước
nhà
Trần
Tuấn
Khải
Song thất lục bát
ND: mượn câu chuyện lịch sử để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
NT: Lựa chọn thể thơ thích hợp, giọng điệu trữ tình thống nhất.
5
Nhớ
rừng
Thế
Lữ
Tự do
ND: Mượn lời của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín.
NT: Thể thơ tự do, tràn đầy cảm xúc mãnh liệt, hình tượng nghệ thuật có tính ẩn dụ cao.
6
Ỏng đồ
Vũ
Đình
Liên
Ngũ
ngôn
NT: Thể hiện sâu sắc tình cảnh đầy thương tâm của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ, nỗi niềm hoài cổ.
NT: Lời thơ bình dị mà cô đọng, gợi cảm.
7
Quê
hương
Tế
Hanh
Bát ngôn (tự do)
ND: Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển với những hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của người dân chài.
NT: Những vần thơ bình dị mà gợi cảm sâu sắc.
8
Khi con
tu hú
Tô'
Hữu
Lục bát
ND: Thể hiện lòng yêu cuộc sống sâu sắc và niềm khát khao tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
NT: Thể thơ lục bát giản dị, âm điệu tha thiết, từ ngữ hình ảnh chân thật, sinh động.
9
Tức
cảnh
Pác Bó
Hồ
Chí
Minh
Tứ tuyệt
ND: Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, sự gắn bó hoà hợp giữa con người và thiên nhiên.
NT: Hình ảnh bình dị, giọng thơ đùa vui hóm hỉnh.
10
Ngấm
trăng
Hồ
Chí
Minh
Tứ tuyệt
ND: Thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
NT: Ngôn ngữ hàm súc cô đọng, mang màu sắc cổ điển đậm nét.
11
Đi
đường
Hồ
Chí
Minh
Tứ tuyệt
ND: Bài thơ thể hiện một triết lí sâu sắc, từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
NT: ngôn ngữ hàm súc, cô đọng mang màu sắc cổ điển.
12
Chiếu
dời đô
Lý
Công
Uẩn
Chiếu (thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh)
ND: Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
NT: Sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình, lập luận logic và chặt chẽ.
13
Hịch tướng sĩ
Trần
Quốc
Tuấn
Hịch
(thể văn
nghị
luận
ngày
xưa)
ND: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lòng căm thù, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
NT: Lập luận chặt chẽ, sắc bén, lời văn thống thiết có sức lôi cuốn.
14
Nước
Đại Việt
ta
Nguyễn
Trãi
Cáo (thể văn nghị cổ)
ND: Có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập về nền văn hiến lâu đời, về chủ quyền lãnh thổ, phong tục về truyền thống lịch sử, đồng thời khẳng định kẻ xâm lược là kẻ phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
NT: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
15
Bàn luận về phép học
Nguyễn
Thiếp
Tấu
(văn thư của bề tôi thần dân gửi lên vua chúa)
ND: Nêu lên mục đích của việc học tập là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm húng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm gọn, phải đi đôi với hành.
NT: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
16
Thuế
máu
Nguyễn
Ái
Quốc
Văn
chính
luận
ND: Tô' cáo chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc.
NT: Tư liệu phong phú xác thực, ngòi bút trào phúng sắc sảo, giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát, có nhiều hình ảnh giàu biểu cảm.
Câu 2. Nêu lên sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong bài 15, 16 và 18, 19? Vì sao các bài 18, 19 được gọi là “Thơ Mới”? Chúng mới ở chỗ nào?
Các phương diện thể hiện
Bài 15, 16
Bài 18, 19
Tên bài
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
Dập đá ở Côn Lôn.
Muốn làm thằng Cuội.
Nhớ rừng.
Ông đồ.
Quê hương.
Khi con tu hú.
Sô' câu sô' chữ
Mỗi câu bảy chữ, mỗi bài có bốn câu. Hạn định về sô' câu, sô' chữ.
- Sô' chữ và số câu không hạn định: năm chữ, tám chữ, bảy chữ, sáu chữ...
Ngắt nhịp
Ngắt nhịp: 4/3
Không quy định về ngắt nhịp (ngoại trừ bài Khi con tu hú)
Vần, đối
Tuân thủ theo quy luật về đối (câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6), vần (vần bằng và vần chân)
Không quy định về đối, vần tự do thoải mái (ngoại trừ bài thơ Khi con tu hú)
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trang trọng có tính chất hào hùng.
Ngôn ngữ bình dị, đầy gợi cảm.
Câu 3. Qua các bài trong văn bản 22, 23, 24, 25 và 26 cho biết thế nào là văn bản nghị luận? Văn nghị luận trung đại 22 —> 25 và văn nghị luận hiện đại 26 có gì khác biệt?
+ Hiểu về văn nghị luận: qua các bài 22, 23, 24, 25 và 26 chúng ta thấy rằng văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận mạch lạc, khúc chiết để thuyết phục nhận thức của người đọc về một vấn đề nào đó.
+ So sánh:
Nghị luận hiện đại
Nghị luận trung đại
Từ ngữ
Giản dị, gần gũi với đời sống thường ngày.
Dùng nhiều từ ngữ cổ, nhiều điển cố, điển tích.
Biện pháp tu từ
Dùng nhiều biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ có trong đời sống thường ngày.
Hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn theo lối biền ngẫu.
Xưng hô
Có tính đại chúng, gắn bó gần gũi: tôi, chúng ta.
Có thứ bậc trên dưới: vua - tôi, tướng lĩnh - bề tôi như ta - các ngươi, hoàng thượng - hạ thần...
Câu 4. Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (trong bài 22, 23,
24, 25 và 26) kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cớ nên đều có sức thuyết phục cao.
Hiểu khái niệm: các văn bản nghị luận có đặc điểm chung đều có lí, có tình, có chứng cớ.
Có lí: nghĩa là bài viết phải dựa trên lẽ phải, dựa trên chân lí của cuộc sống được trình bày bằng hệ thông luận điểm, luận cứ chặt chẽ, khoa học, lôgic.
Cố tình: là thể hiện được cảm xúc mạnh mẽ của người nói đối với đối tượng mà mình đề cập đến trong tác phẩm (tình thương, niềm tin, khát vọng).
Có chứng cớ: là phải đưa ra được những bằng chứng xác thực đủ cơ sở để tin cậy.
Chứng minh ở một số tác phẩm:
Tác phẩm
Lí (lập luận)
Tình
Chứng có
Chiếu dời đô (Lý Công uẩn)
+ Nêu những tấm gương trong sử sách để làm tiền đề cho lí lẽ.
+ Phân tích thực tế lịch sử, chỉ ra những mặt không thích hợp để đưa ra lí do nhất thiết phải dời đô.
+ Đưa ra những chứng cớ để khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để làm kinh đô.
+ Xúc cảm thiết tha + Quan hệ thân thiết giữa nhà vua và quân thần.
+ Khát vọng xây dựng đất nước.
+ Lịch sử + Địa lí
Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
+ Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đời trước để cho tướng sĩ học tập.
+ Khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm giết giặc.
+ Chỉ ra những sai trái, lầm lạc trong cuộc sống hiện tại của tướng sĩ, hậu quả tai hại của nó.
+ Cảm xúc cuồn cuộn dâng trào.
+ Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa chủ tướng và tướng sĩ. + Lòng yêu nước thiết tha.
+ Từ lịch sử nước ngoài.
+ Từ thực tế lịch sử trong nước.
+ Từ bản thân của tác giả.
+ Khích lệ ý chí lập công, xả thân vì nước.
Câu 5. Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản 22, 23 và 24. (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta)
Giông nhau:
Cả ba văn bản đều cùng một thời kì văn học (văn học thời phong kiêh), đều thuộc thể loại nghị luận trung đại.
Cả ba tác phẩm đều thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào và sự quan tâm của người viết đến sự tồn vong của dân tộc.
Khác nha u:
Ba tác phẩm thuộc ba thể loại khác nhau: Chiếu dời đô (thể chiếu),
Hịch tướng sĩ (thể hịch), Nước Đại Việt ta (thể cáo).
Về nội dung:
Chiếu dời đô: khát vọng về một đất nước thịnh trị, tự cường phát triển về mọi mặt, ý chí tự cường của một đất nước đang trên đà lớn mạnh.
Hịch tướng sĩ: thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Nước Đại Việt ta: khẳng định lãnh thổ, phong tục, chủ quyền và nền văn hiên lâu đời của đất nước.
Câu 6. Tại sao “Nước Đại Việt ta” được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, so sánh với “Sông núi nước Nam” để tìm ra điểm mời.
+ Lí do Nước Đại Việt ta được coi là bản tuyên ngôn độc lập:
Văn bản ra đời trong hoàn cảnh đầy ý nghĩa sau cuộc đại chiến chông quân Minh thắng lợi.
— Văn bản đưa ra nhiều yêu tố để khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc trên nhiều phương diện: văn hiên, lãnh thổ, phong tục, chính quyền nhà nước, anh hùng hào kiệt, truyền thống lịch sử.
+ So với Nam quôc sơn hà’, cùng có giá trị là tuyên ngôn độc lập của dân tộc nhưng so với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt ta thấy Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi phát triển cao hơn, toàn diện và sâu sắc hơn.
Nam quốc sơn hà
Nước Đại Việt ta
+ Ý thức về lãnh thổ: “Sông núi nước Nam”.
+ Ý thức về chính quyền: “Vua Nam ở”.
+ Ý chí quyết chiến quyết thắng: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
+ Ý thức về lãnh thổ: “Núi sõng bờ cõi đã chia”
+ Ý thức vể chính quyền: “Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập”
+ Ý chí quyết chiến thắng giặc ngoại xâm: “Lưu Cung thất bại, Triệụ Tiết tiêu vong”
Nét mới:
+ Nhân nghĩa vì dân.
+ Ý thức bản sắc dân tộc: “phong tục Bắc Nam cũng khác”.
+ Ý thức về văn hiến lịch sử: “Nền văn hiến đã lâu”
Câu 7. Lập bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học ở lớp 8.
TT
Tên
văn
bản
Tác
giả
Tên
nựớc
Thế
kỉ
Thể
loại
Giá trị nội dung nghệ thuật
1
Cô bé
bán
diêm
An-
Đéc-
Xen
Đan
Mạch
XIX
Truyện cổ tích
ND: lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với một em bé bán diêm bất hạnh.
NT: nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, tình tiết diễn biến hợp lí.
2
Đánh
nhau
với cối xay gió
Xéc-
Van-
téc
Tây
Ban
Nha
XVI
Tiểu
thuyết
ND: chỉ bằng một đoạn trích ngắn tác giả đã cho chúng ta hình dung khá rõ nét về hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Panxa, hai nhân vật hoàn toàn trái ngược nhau
TT
Tên
văn
bản
Tác
giả
Tên
nước
Thế
kỉ
Thể
loại
Giá trị nội dung nghệ thuật
-
nhung nếu bổ sung cho nhau sẽ tạo nên một hình tượng hoàn thiện.
NT: xây dựng nhân vật bằng bút pháp tương phản về tất cả mọi phương diện nhờ vậy tạo được ấn tượng sâu sắc.
3
Chiếc lá cuối cùng
0.
Hen-ri
Mỹ
XX
Truyện
ngắn
ND: ngợi ca tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
NT: tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu tình huống đảo ngược tạo sự hứng thú bất ngờ.
4
Hai cây phong
Ai-
ma
tốp
Cư-rơ
Giơ
xtan
XX
Truyện
ngắn
ND: câu chuyện thể hiện tình yêu da diết đối với quê hương và niềm cảm xúc chân thành của người học trò đối với thầy giáo của mình.
NT: cách miêu tả sinh động, đậm chất hội hoạ, bút pháp lãng mạn bay bổng.
5
Đi bộ
ngao
du
Ru
xô
Pháp
XVIII
Tác
phẩm
nghị
luận
ND: thể hiện đức tính giản dị quý trọng tự do và lòng yêu thiên nhiên của Ru-xô.
NT: lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục, có sự kết hợp sinh động giữa lí lẽ và thực tiễn cuộc sống một cách sâu sắc.
6
Ông
Giuốc-
đanh mặc lễ phục
Mô-
lie
Pháp
XVII
Hài kịch
ND: lên án tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học làm sang tạo nên tiếng cười sảng khoái.
NT: xây dựng tính cách nhân vật sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc.
Câu 8. Nhắc lại chủ đề của ba văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8. Chỉ ra phương thức biểu dạt chủ yếu mà mỗi văn bản sử dụng.
+ Trong chương trình Ngữ văn 8 có ba văn bản nhật dụng đó là: Ôn dịch thuốc lá (Nguyễn Khác Viện), Thông tin về Trái Đất năm 2000 (Tài liệu của Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội) và Bài toán dân số (của Thái An).
+ Chủ đề và phương thức diễn đạt:
Thông tin về Trái Đất năm 2000:
Phương thức diễn đạt: thuyết minh nghị luận và biểu cảm.
Chủ đề: nêu lên tác hại của bao ni lông và lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông để cải thiện môi trường sống, bảo vệ Trái Đất.
Ôn dịch thuôc lá:
Phương thức diễn đạt: thuyết minh nghị luận, biểu cảm và các số liệu.
Chủ đề: nêu lên tác hại của việc hút thuốc lá đốì với sức khoẻ, đời sông vật chất và tinh thần của con người, đồng thời kêu gọi mọi người phải có hành động thiết thực để ngăn chặn ôn dịch này.
Bài toán dân số:
Phương thức diễn đạt: thuyết minh nghị luận, biểu cảm và sô" liệu thống kê.
Chủ đề: kêu gọi mọi người hãy hạn chế sự gia tăng dân sô" để bảo vệ cuộc sô"ng của chính mình và thê" hệ mai sau.