Soạn Văn 8: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

  • Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận trang 1
  • Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận trang 2
  • Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận trang 3
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vỉ nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).
Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điểu mình viết (nói) và phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
1. Văn bản Lời kêu gọi toàn quốc khảng chiến.
Tình cảm của tác giả: được thể hiện qua những từ ngữ cảm thán và những từ ngữ có tính chất cầu khiến như: Hỡi đồng bào toàn quốc! Hỡi đồng bào! Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Không! Chúng ta phải đứng lên, ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đất nước. Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng sử dụng rất nhiều những từ ngữ và câu văn biểu cảm. về mặt này cả hai văn bản đều giốg nhau.
Lí do để được coi là văn bản nghị luận: mục đích của văn bản Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là nêu quan điểm và trình bày ý kiến đúng sai để thuyết phục người khác bằng các hệ thông luận điểm luận cứ chặt chẽ lôgic. Yếu tô' biểu cảm chỉ đóng vai trò làm cho văn bản thêm sinh động dễ đi vào lòng người chứ không phải mục đích chính.
Nhận xét bản đô'i chiếu: so sánh hai bản đô'i chiếu ta thấy các câu ở bảng 2 diễn đạt hay hơn vì có yếu tô' biểu cảm. Như vậy, yếu tô' biểu cảm góp phần làm cho văn bản sinh động hấp dẫn hơn, hay hơn, tạo hiệu quả thuyết phục hơn.
Làm thê nào để phát huy hết tác dụng của yếu tô biểu cảm trong văn nghị luận?
Muốn phát huy hết tác dụng của yếu tô' biểu cảm trong văn nghị luận người viết cần chú ý các yếu tố sau đây:
Người viết phải có sự xúc động và tình cảm mãnh liệt chân thành đối với điều mà mình viết. Đồng thời những xúc cảm, tình cảm đó phải được diễn đạt bằng hệ thống lập luận chặt chẽ, lôgic, khoa học.
Người viết cần có năng lực văn chương và sự quan sát tinh tế, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú mới có thể viết nên được những câu văn có sự truyền cảm mạnh mẽ.
Không phải càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm càng tăng, vấn đề là phải dùng từ đúng câu, đúng nghĩa không được lạm dụng và tránh những từ ngữ sáo mòn.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiên tranh và người bản (Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì?
+ Yếu tố biểu cảm
Từ ngữ biểu cảm: tên da đen bẩn thỉu, An-nam-mít bẩn thỉu, chiến tranh vui tươi, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
Hình ảnh biểu cảm: xuống tận đáy biển để bảo vệ Tổ quốc của loài thuỷ quái, bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng, lúc chêt còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung câm vua Thổ, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế.
+ Biện pháp biểu cảm: dùng những từ ngữ có tính chất trái ngược với bản chất sự vật, lối so sánh ẩn dụ độc đáo sâu sắc làm tăng giá trị biểu cảm.
+ Tác dụng: lật tẩy được bộ mặt bịp bợm xảo trá của thực dân Pháp, tăng thêm sự thuyết phục của văn bản. Tạo hiệu quả châm biếm sâu sắc.
Câu 2. Đọc đoạn văn nghị luận sau đây và cho bỉêt những cảm xúc đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thê nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?
+ Những cảm xúc qua đoạn văn:
Nỗi khổ tâm của người dạy văn (“nghiệp” dạy tiếng mẹ đẻ).
Nỗi buồn về sự xuống cấp của việc học văn và làm văn của học sinh thời nay.
Thái độ bất bình vì lối học tủ của sự học văn.
+ Yếu tố gợi cảm:
Từ ngữ câu văn: dùng nhiều từ biểu cảm có tính chất so sánh, ẩn dụ “nghiệp dạy”, “học tủ”.
Giọng điệu: vừa tâm sự vừa thể hiện sự bất bình, chê trách.
Câu 3. Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm
“Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ lại vừa có sức truyền cảm?
Học vẹt, học tủ đều là những cách học lệch lạc. Học vẹt làm chúng ta không nắm được nội dung học mà chỉ thuộc bài một cách máy móc, rập khuôn, như một con vẹt nói được nhưng chẳng hiểu gì cả. Còn học tủ thì sao? Là chỉ học những gì mình cho là cần thiết để nhằm mục đích vượt qua kì thi chứ không phải để nắm kiến thức. Đi thi không gặp được trúng bài mình học sẽ bị “tủ đè” lại ngay. Bởi vậy chúng ta không nên học vẹt, học tủ.