Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh

  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh trang 9
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 5 - VĂN THUYẾT MINH
MỘT SỐ ĐỀ VĂN THAM KHẢO
Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em.
Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn bản đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát)
Giới thiệu một loại hoa (như hoa đào, hoa mai...) hoặc một loại cây (như cây chuối, cây na...)
Thuyết minh về một giông vật nuôi.
Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều).
MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO
Đề 1. Giới thiệu một đồ dùng học tập trong sinh hoạt (cái bàn học)
Trong các đồ vật gia đình, từ cái lọ hoa đến chiếc tivi, vật nào đô'i với em cũng thân thiết và có nhiều kỉ niệm nhưng em thích nhất và gắn bó nhất với chiếc bàn học nhỏ xinh của mình.
Gia đình em ở thành phô' nên rất chật hẹp, có được góc học tập riêng là điều không phải dễ. Thông thường cả nhà cùng ngồi làm việc ở chiếc bàn trong phòng khách, đồng thời cũng là phòng ăn và nơi để xe máy vào buổi tối. Đầu năm học lớp 8, ba em làm thêm cái gác gỗ cơi nới cho căn nhà được rộng hơn. Thế là em có được một cơ ngơi riêng cho mình và người bạn trung thành - tên gọi mà em đặt cho chiếc bàn của mình - bắt đầu xuất hiện và gắn bó với em từ đó.
Người bạn trung thành của em thật xinh xắn chiều ngang chỉ độ 0,5m chiều dài khá hơn 0,8m và chiều cao 0,6m rất phù hợp với chiều cao khiêm tốn của chủ nhân nó chỉ có l,5m. Chiếc bàn được làm bằng gỗ xoan đào khá chắc chắn, có màu nâu nhạt thơm phức mùi gỗ, trên mặt bàn có những đường vân lượn sóng hình bầu dục. Mặc dù bé nhưng người bạn trung thành của em vẫn rất thuận tiện. Có tới ba ngăn kéo hẳn hoi tha hồ để em đựng sách vở và đồ dùng học tập. Trước đây toàn bộ sách vở của em phải cất thành một chồng, giờ đây em phân chia ra ở hai ngăn kéo anh em (vì có ngăn trên và ngăn dưới) một ngăn em để sách, một ngăn em để tập ghi và vở làm bài tập. Ngăn thứ ba ở phía tay phải không sâu bằng nhưng lại rộng hơn rất nhiều, em để bút mực, thước kẻ và một vài đồ dùng học tập khác. Chiếc đồng hồ báo thức hình quả quýt em để nó ở dưới chân của chiếc đèn bàn để nó luôn nhắc nhở em học bài và thức dậy đúng giờ.
Từ khi có chiếc bàn mới, ngồi học em cảm thấy dễ chịu hơn, tập trung hơn, tính bừa bộn của em cũng giảm đi rất nhiều. Em thích sắp đặt cho cơ ngơi của mình được sạch sẽ ngay ngắn. Mỗi lần ngồi vào bàn đặt tay trên mặt bàn nhẵn cảm giác thật mát mẻ, dễ chịu.
Mẹ dặn em để giữ cho mặt bàn được bóng lâu không nên để những đồ vật quá nóng lên mặt bàn, tránh dùng những đồ vật nhọn cứng, sắc cạnh để lên mặt bàn sẽ làm cho bàn bị trầy xước. Ba mua cho em tấm kính trong để lên trên vừa bảo vệ được mặt bàn lại vừa tha hồ trang trí. Em chọn hình một con gà trống to với cái mào đỏ chót, cái đuôi cong vút đang vươn cổ gáy dõng dạc để vào ngay chính giữa - vì em cầm tinh con gà mà.
Chiếc bàn gắn bó với em khuya sớm và sẽ còn đi suốt cả quãng đường học sinh. Chiếc bàn là người bạn trung thành yêu mến của em.
(Lê Nam, Trường THCS Lê Quý Đôn - Đà Nẵng)
Đề 2. Giới thiệu danh lam thắng cảnh ở quê em.
Quê em có rất nhiều cảnh đẹp để lòng người yêu mến, dòng sông Trà Khúc bao quanh làng như một dải lụa xanh, đình làng núp bóng dưới gốc cây đa cổ thụ đã có vài trăm năm tuổi, những hồ sen toả hương thơm ngát khắp cả cánh đồng mỗi độ hè về nhưng có lẽ khắc ghi trong em nhất là ngôi chùa Ông ở trên núi Chúa.
Chùa Ông không lớn lắm nhưng đã được xây dựng rất lâu từ thế kỉ XIX. Chùa nằm trên một đỉnh núi xung quanh cây cối um tùm, hoàn toàn cách biệt với cuộc sống xô bồ, náo động. Khách hành hương đến thăm chùa đều rất thích bởi sự yên tĩnh và cổ kính của không gian chùa gợi lên. Phong cảnh chùa y hệt như ngôi chùa ở núi Đọi trong thơ Nguyễn Khuyên:
Chùa xưa ở lẫn cùng cây lá Sư cụ nằm chung với khói mây.
Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thông, gồm ba toà, gian chính là tượng Phật Thích Ca, hai gian bên là tượng phật Quan Thế Âm Bồ Tát và Vạn Hạnh Bồ Tát. Mái chùa cong vút mang dáng rồng bay. Trước sân chùa là gốc cây bồ đề do sư cụ trụ trì đầu tiên của chùa Hạnh Duyên trồng vào năm 1895, đến nay như vậy đã được 110 tuổi. Đường đi lên chùa qua những con đường rải đá gập ngềnh, lối đi chỉ vừa đủ cho xe ba gác, xe ôtô phải đậu dưới chân núi, thế mà khách đến chùa vẫn đông nườm nượp.
Từ khi xây dựng đến nay chùa đã được trùng tu hai lần. Thực ra ban đầu chùa chỉ là một cái am nhỏ do sư cụ Hạnh Duyên dựng lên, đến năm 1920 sư cụ Vạn Hạnh dược sự quyên góp của các phật tử gần xa mới bắt đầu xây cất lên thành ba gian chính như ngày nay. Đến năm 1968 lúc chiến tranh xảy ra ác liệt, chùa bị hư hỏng nặng, mái ngói bị đổ sụp xuống. Sư cụ Chơn Đức đã tu sửa lại và hiện trạng ấy giữ nguyên cho đến ngày nay. Bởi vậy mà mái ngói và tường vôi phủ đầy rêu phong, so với các ngôi chùa khác ở vùng lân cận chùa Ông không được bề thế và hoành tráng, nhưng em lại rất thích cái dáng trầm tư vẻ nhỏ bé của ngôi chùa, bởi nó đã chứng kiến những bước đi dài của lịch sử quê hương, và chính dáng vẻ ấy của ngôi chùa đem lại cho khách hành hương sự tĩnh tâm cần thiết. Đặc biệt không gian xung quanh chùa được bao bọc bởi um tùm cây lá, và phía dưới chân dô'c là con suối nhỏ bao quanh. Đến với ngôi chùa Ông ta như được thoát tục, lắng đi những đua chen của cuộc đời trần thế để tâm hồn phiêu lắng cùng mây gió.
Bạn hãy đến thăm chùa ông đi! Cảm giác tuyệt vời ấy sẽ đến ngay với bạn.
Đề 3. Thuyêt mình về một văn bản — Thể thơ lục bát.
Thơ Việt Nam có rất nhiều thể loại: ngụ ngôn, lục bát, song thất lục bát, đường luật, thơ tự do... Nhưng trong tất cả các thể loại ấy quen thuộc nhất là lục bát, nó đã đi sâu vào tâm hồn người Việt Nam và trở thành máu thịt. Thơ lục bát có những đặc điểm sau đây:
Về thời gian: lục bát là thể thơ cổ truyền của dân tộc đã có từ rất lâu, nó đã ăn sâu bắt rễ trong nhân dân, thể hiện rõ tính dân tộc của thơ Việt Nam.
Về số tiếng, số dòng: gọi là lục bát vì có hai câu đi liền nhau câu 6 tiếng và câu 8 tiếng, khi trình bày câu lục thụt vào một ít so với câu bát. Sô' dòng trong thơ lục bát không bị hạn định có thể kéo dài vô tận miễn tuân thủ đúng quy định. Áng thơ lục bát hay nhất và được nhiều bạn đọc yêu thích nhất phải kể đến “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du.
Về gieo vần: thể thơ lục bát vừa gieo vần chân vừa gieo vần lưng, tiếng cuối cùng của câu lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu câu bát, tiếng thứ sáu câu bát gieo với tiếng cuối câu lục tiếp theo.
Về luật bằng trắc: hình mẫu của câu thơ lục bát cổ điển được phôi điệu như sau.
o b o tr 0 b Obotrobob o b o t 0 b o b 0 t o bo b
Trong đó: b là bằng, tr là trắc, 0 là tự do (hoặc bằng, trắc) tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám của câu bát cùng là thanh bằng nhưng bắt buộc phải là một trầm (thanh huyền) và một bổng (thanh ngang).
Về ngắt nhịp: thông thường là ngắt nhịp chẵn, mỗi nhịp hai tiếng hoặc bô'n tiếng (câu bát). Tuy vậy, có thể gặp lối ngắt nhịp lẻ mỗi nhịp ba tiếng khi trong câu có tiểu đốì.
Ví dụ:	Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Ngày nay, trong thơ ca Việt Nam hiện đại thơ lục bát vẫn chiếm vị trí quan trọng, được nhiều nhà thơ sử dụng và quần chúng yêu thích.
Đề 4. Giới thiệu một loài hoa (hoa mai)
Người Việt Nam vốn rất yêu thích hoa, trong các loài hoa thì hoa Đào và hoa Mai được nhiều người yêu thích nhất. Hoa Mai và hoa Đào đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của con người Việt Nam như một phần máu thịt.
Nếu như hoa Đào gắn bó với người miền Bắc thì hoa Mai lại gắn bó với người miền Nam. Mai có khắp mọi nơi từ Huế đến mũi Cà Mau. Hoa mai thuộc dạng dễ tính dù đất cát khô cằn hay đất đồi sỏi đá Mai vẫn chịu đựng được.
Mai có hai loại Mai tứ thời và Mai Tết. Mai tứ thời cho hoa suốt bốn mùa, cái tên gọi tứ thời có lẽ là vì lí do đó. Ngoài màu vàng đặc trưng thỉnh thoảng điểm thêm vài bông màu đỏ cũng khá dễ thương. Mai Tết cả năm cho hoa vào đúng dịp Tết, hoa nở thật nhiều vàng rực cả cây rực rỡ vô cùng, cũng vì thế mà được mọi người yêu chuộng hơn.
Muốn có Mai nở vào đúng ngày Tết cũng cần phải chú ý đến kĩ thuật chăm sóc, lúc Mai nở xong chừng vài tháng phải bón thúc cho Mai, thứ phân bón rất hợp cho Mai là khô dầu và phân bò khô, trước Tết độ ba bôn tháng phải bón thêm một lần như thế nữa để hoa to và thắm. Vào ngày rằm tháng Chạp (trước Tết nửa tháng) trảy hết tất cả lá Mai và bấm hết đọt để Mai nở rộ, với những vùng giá lạnh thì phải trước một tháng. Mai không nở một lúc mà phải từ từ, ngày đầu chỉ một vài nụ, ngày sau tăng gấp đôi, rộ nhất là ngày thứ ba, tư, nàm sau đó ít dần nhưng cũng kéo dài đến nửa tháng. Đối với những cây Mai có sức sẽ cho Mai đến hai đợt, sau đợt hoa đầu tiên cây nghỉ lấy sức khoảng mười hôm sau đó ra một lớp nụ mới mặc dù không nhiều và thắm như đợt đầu nhưng cũng làm cho lòng người say đắm. sắc Mai đương nhiên là màu vàng rồi, người đời chuộng Mai cũng vì màu vàng thanh, cao quý phái ấy. Thế nhưng chỉ một màu vàng ấy thôi cũng có rất nhiều loại khác nhau: vàng tươi, vàng nhạt, vàng gạch, vàng thắm, vàng ong... Hương của Mai rất dịu và thanh, chỉ có những người tinh tế mới tận hưởng hết hương hoa thanh khiết ấy. Vì thế mà Cao Bá Quát, một chí sĩ thời Nguyễn đã dọc ngang tung hoành dám đứng lên chống lại triều đình phong kiến thế nhưng lại cúi đầu trước hoa Mai (nhất sinh để thủ bái mai hoa).
Những ngày Tết người ta thường chưng Mai trong nhà để lấy hên cho cả năm. Chỗ để Mai bao giờ cũng là nơi khang trang nhất của phòng khách để mọi người có thể chiêm ngưỡng Mai một cách đẹp nhất. Những người nghiện chơi Mai thì dù có đắt đến đâu ngày Tết bằng mọi giá phải có được cây Mai trong nhà mới thành Tết. Một số người còn cho rằng dựa vào cây Mai nở hoa trong ngày Tết có thể dự đoán được sự hên xui trong năm đó.
Hoa Mai thường là năm cánh, thế nhưng bằng phương pháp kĩ thuật hiện đại người ta có thể cho hoa nở từ năm đến mười bảy, mười tám cánh. Ngoài hai màu đỏ, vàng người ta còn có thể lai ghép thành màu trắng, cùng một cây Mai có đủ cả ba màu. Nhưng người yêu Mai truyền thông vẫn thích màu vàng nhất.
Ngày Tết cả nhà quây quần, đoàn tụ cùng nhau ăn mứt, bánh bên gốc Mai có gì đẹp hơn, đầm ấm hạnh phúc hơn thế.
Đề 5. Giới thiệu một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam.
Nón lá là biểu tượng gắn liền với dân tộc Việt Nam, gắn liền với những người mẹ ra đồng hai sương một nắng, với những người chị một đời buôn gánh bán bưng. Nón lá chứa đựng tâm tình của lứa đôi những chiều mưa bay, nắng đổ, của lòng du khách tìm về với bản sắc dân gian... Vừa là vật chất trong đời sông vừa thuộc tâm linh con người, nón lá bình dị như tên gọi nhưng mấy ai hiểu được chứa đựng trong những nan vành là cả cội nguồn của đất mẹ quê cha...
Cái làm nên một dân tộc không chỉ những năm tháng đánh đuổi ngoại xâm, cái làm nên một dân tộc còn từ những văn hoá truyền thống tồn tại ngàn đời. Cách đây khoảng ba ngàn năm, nón lá đã được khắc trên thạp đồng Đào Thịnh, trên trống đồng Ngọc Lũ. Nón lá ban đầu gắn liền với đời sống nông nghiệp như một phương tiện của người dân trên xứ sở nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều. Người ta đội nón đi cày bừa, cấy, gặt. Người ta đội nón đi chợ sớm chợ chiều. Người ta đội nón đi hội hè tế lễ... Trên khắp đất Việt này, đâu lại chẳng có hình ảnh của nón lá thân thương: một chiếc nón quai thao yểu điệu trong lễ hội người dân đất Bắc, nón gò găng Bình Định trên những chiếc xe ngựa ngược xuôi, nón bài thơ lãng mạn của con người Huế...
Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ý nón lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu. Nón lá tuy giản dị nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Với cây mác sắc, người ta chuốt từng sợi tre thành mười sáu nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì chằm nức vành. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho thẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau thành nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Loại lá làm nón tuy đơn sơ nhưng khó tìm. Lá mọc ở những vùng núi, sau này người ta đem giông về trồng ỗ vườn, có tên là Bồ Quy Diệp. Lá non lúc khô có màu trắng xanh, người ta phải phơi lá vào sương đêm cho lá bớt độ giòn, đè và kéo nón lá thẳng như một tờ giấy trắng, có nổi lên những đường gân nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phần ngoài của nón. Người ta dùng cái khung hình như Kim Tự Tháp, có sáu cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài mười sáu cây vành tròn lớn nhỏ khác nhau lên khung. Nón thường chỉ mười sáu vành tròn làm bằng tre cật vót đều nhau nốì lại. Nón bài thơ nhẹ mỏng chỉ hai lớp lá, trong chen hình cảnh và các câu thơ. Nón thường độ bền lâu hơn và có ba lớp, phần trong lót thêm loại lá đọt. Nón rộng đường kính 41cm, người ta phết phía ngoài lớp sơn dầu trong suốt để nước mưa không thấm vào... Nghề làm nón lá thường có ở miền Trung và miền Bắc trong các làng quê sau vụ mùa, các tỉnh miền Nam không thấy người ta chằm nón...
Đời sông văn minh phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần tuý nguyên hình của nó. Ớ bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay. Sự không đổi thay ấy ngoài việc làm nên bản sắc truyền thông còn xây dựng cho biết bao mốì tình chung thuỷ của đôi lứa với quê hương:
Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà.
Hay
Nhớ nón Gò Găng Vầng trăng Đập Đá Sóng dài sóng cả Người quân tử,
Khăn điều vắt vai...
Nón lá trong đời sống mưa nắng dãi dầu, nón lá trong nghệ thuật tôn vinh vẻ đẹp thuần tuý thuỷ chung, nón lá trong văn chương đượm tình nặng nghĩa. Nón theo hình ảnh của mẹ đi vào giấc ngủ con thơ, theo hình ảnh quê hương đi vào khúc dân ca ru người viễn xứ. Trên vành nón dường như còn đọng lại cả mùi nắng gió quê hương, mùi cỏ cây quê cha đất mẹ, mùi bùn nâu dân ta vất vả trên đồng. Đi qua những năm tháng, đi qua những thăng trầm cuộc sông, nón lá mãi là nghĩa tình, chứa đựng những giá trị hữu hình lẫn vô hình của mấy ngàn năm dân tộc.
(Nguyễn Thị Hồng Anh, học sinh giỏi văn thành phố)
Đề 6. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Như thể có mây thì có gió, có sông thì có sóng, nước và non là mốì duyên lành mà đất trời đã kết se cho mảnh đất Kinh kì. Bên dòng Hương là núi Ngự Bình, vẽ nên cảnh sơn thuỷ hữu tình đặc trưng xứ Huế. Đâu phải ngẫu nhiên mà tự chốn này thi sĩ Bùi Giáng ít ra đã một lần rung động cảm tác:
“Dạ thưa xứ Huế bây giờ Vẫn còn núi Ngự bển bờ sông Hương”.
Núi Ngự điềm đạm mà sang cao, không biết cứa vào lòng khối núi rắn chắc ấy biết bao là mối cảm tình nhân gian?
Núi Ngự khác nào một giả sơn: ông cha đã khéo đưa một thực thể tự nhiên vào quần thể kiến trúc, dựng nên bức bình phong uy nghi làm tiền
án trên trục chính của Kinh thành căn cứ vào các nguyên tắc địa lý phong thuỷ và thuyết âm dương ngũ hành. Ngự Bình trông xa hao hao chim đại bàng vỗ cánh bay lên trời nên tên cũ là Bằng Sơn (hay Bình Sơn). Vua Gia Long lên ngôi, chọn Phú Xuân làm kinh đô, đặt tên là núi Ngự Bình. Hình thể núi phía sau và trước không giống nhau, đặc điểm mà ca dao từng mô tả:
“Núi Ngự Bình trước tròn, sau méo Sông An Cựu nắng đục, mưa trong”.
Gọi núi chứ thực ra đây chỉ là ngọn đồi hình thang, cao 105m, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù - Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xòe cánh che chở cho đế thành. Cách núi Ngự Bình vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Kề bên lại có núi Bân, nơi mà hơn hai trăm năm trước, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lập đàn tế trời, lên ngôi hoàng đế, xuất binh đánh hàng vạn quân Mãn Thanh sang xâm lược. Từ chân núi đến đỉnh núi Ngự Bình rợp một màu xanh tốt của rừng thông mà ngày xưa các vua Nguyễn đã cho trồng. Thế ra, rừng thông cũng chứa chất một phần linh hồn Huế, lặng lẽ tồn tại qua các vương triều, chỉ có điều triều đại xưa sụp đổ nhưng màu xanh này vẫn tiếp nối đến ngàn năm. Mỗi độ giêng hai khi sương xuân vào buổi sáng tinh mơ còn vờn bay mờ nhạt cả đỉnh núi Ngự Bình thì cũng là lúc những cây thông ở núi Ngự Bình như thức dậy và quyến rũ thêm. Mỗi lần nghe mùa thông núi Ngự reo vui là lòng người lại bâng khuâng một nỗi niềm khó tả. Ta thường thích thú được lặng im ngồi nghe khúc nhạc thiên nhiên vi vu ấy với cảm giác thanh thản, sảng khoái khi được nhìn những cây thông san sát bên nhau như đang giang tay ôm lấy núi Ngự vào lòng. Đứng trên đỉnh núi Ngự phóng mắt về xa, ta thấy màu xanh ấy còn trải dài đến một rừng đồng bằng bát ngát của các huyện Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang... Những dịp đẹp trời, có thể trông xa trọn vẹn ruộng đồng, làng mạc các huyện phụ cận, cả dải cát trắng cửa Thuận và màu xanh biếc của biển Đông, cả dãy Trường Sơn tím thẫm ẩn hiện phía Tây qua trập trùng mây bạc. Tạo hoá thật hữu tình khi vẽ liền sau một nét vút lên của núi là một nét mềm mại của dòng sông. Sông Hương như một dải lụa mềm trải quanh co dưới chân đồi, soi bóng Ngự Bình, làm bạn tri âm.
Núi không cao, đường lên không cheo leo gập ghềnh nhưng núi Ngự mang cái dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng. Cái đẹp của núi Ngự không chỉ về phong thuỷ che chở cho kinh thành Huế, cái đẹp của núi Ngự là ở chỗ gần gũi với dân Huế, nó trở thành một cái đàn, một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế, lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng mình như đang ở vào một thế giới nào đó. Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn mới hiểu hết và thấm thìa vẻ đẹp nên thơ, nên hoạ của một ngọn núi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế. Ai mà chẳng để tâm hồn nằm đọng lại khi một lần ghé bước qua “kiệt tác về thơ của kiến trúc đô thị” này.
Đâu phải vô tình người ta gọi xứ Huế là miền Hương Ngự. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá quyện vào nhau tạo nên một bức sơn thuỷ đằm thắm dịu dàng. “Núi Ngự không chỉ là cảnh đẹp đứng bên ngoài, nó còn là một thực thể quấn quýt rất sâu trong tình cảm riêng của nhiều thế hệ người Huế... Trong khát vọng thăng hoa của tâm hồn Huế, núi Ngự Bình mãi mãi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
(Nguyễn Thị Hồng Anh, học sinh giỏi thành phố)