Soạn Văn 8: Câu nghi vấn

  • Câu nghi vấn trang 1
  • Câu nghi vấn trang 2
  • Câu nghi vấn trang 3
  • Câu nghi vấn trang 4
CÂU NGHI VẤN
(Tiếp theo)
KIẾN THÚC Cơ BẢN
• Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... không yêu cầu người đối thoại trả lời.
® Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
HƯỚNG DẪN TÌM Hiểu CÂU HỎI PHAN bài học
Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Câu nghi vấn: Hồn ở đâu bây giờ? không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc, niềm thương xót đối với một lớp người đã thuộc về dĩ vãng.
Câu nghi vấn: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? không dùng để hỏi mà để bộc lộ thái độ kẻ cả của Cai Lệ đối với Chị Dậu.
Câu nghi vấn: Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Không còn phép tắc gì nữa à? Câu này không dùng để hỏi mà để thể hiện thái độ hăm doạ.
Đoạn văn là một câu nghi vấn được dùng với mục. đích khẳng định giá trị của văn chương.
Câu nghi vấn: Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy! Dùng với mục đích biểu thị thái độ ngạc nhiên - Kết thúc câu bằng dấu chấm than.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Cău 1. Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi, câu nào được sử dụng với mục đích nghỉ vấn?
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão củng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liền lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ củng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
+ Câu nghi vấn thứ nhất: -Một người như thế ấy? Kết thúc bằng dấu chấm than biểu thị sự khẳng định về tư cách của Lão Hạc.
+ Câu nghi vấn thứ hai: Con người đáng kính ấy Joây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Biểu thị sự hoài nghi và thất vọng.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ - Nhỏ rừng)
5 câu nghi vấn trong đoạn không dùng với mục đích để hỏi mà để biểu thị sự tiếc nuối thời oanh liệt ở rừng già của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
Câu nghi vấn nằm ở cuối đoạn có ý nghĩa cầu khiến, khuyên mọi người hãy ngắm sự biệt li theo tâm hồn chiếc lá nhẹ nhàng rơi!
Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm... Oi, nếu thế thỉ còn đâu là quả bóng bay?
(Hoàng Phủ Ngọc Tường - Người ham chơi) Câu nghi vấn nằm ở cuối câu, biểu thị cảm xúc.
Câu 2. Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏỉ:
Những đoạn trích sau câu nào là câu nghỉ vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
Những câu nghi vấn đó dùng dể làm gì?
Sao cụ lo xa quá thế? (1) Cụ còn khoể lắm, chưa chết đâu mà sợ! (2). Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay? (3 )Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? (4).
Không, ông giáo ạ! (5) Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? (6)
(Nam Cao - Lão Hạc)
+ Câu 6 là câu nghi vấn. Đặc điểm hình thức: kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
+ Dùng để thể hiện cảm xúc, nổi lòng băng khoăn lo lắng của Lão Hạc.
Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông (1). Phú ông ngần ngại. (2) Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao? (3)
(Sọ Dừa)
+ Câu thứ 3 là câu nghi vấn, đặc điểm hình thức: kết thúc bằng dâu chấm hỏi.
+ Tác dụng thể hiện tâm trạng nghi ngại của phú ông.
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng (1). Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt (3). Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? (4)
(Ngô Văn Phú - Lũy làng)
+ Câu 4 là câu nghi vấn, đặc điểm hình thức: dấu hỏi ở cuối câu.
+ Được dùng với mục đích khẳng định: loài tre cũng có tình mẫu tử.
Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi: (1)
+ Thằng bé kia, mày có việc gì? (2) Sao lại đến đây mà khóc? (3)
(Em bé thông minh)
Câu 2, 3 là câu nghi vấn, đặc điểm hình thức: dấu hỏi ở cuối câu.
Mục đích dùng để diễn đạt điều còn hoài nghi muô'n được giải đáp. Trong các câu nghi vấn trên ta có thể thay thế câu: Ai dám bảo thảo
mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? bằng một câu tường thuật có ý nghĩa tương đương, ví dụ: Như vậy thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử.
Câu 3. Đặt hai câu nghỉ vấn không dùng để hỏi mà dùng dể:
Yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của bộ phim vừa được trình chiếu.
Cậu kể cho mình nghe bộ phim mà cậu vừa xem chiều nay được không?
Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của nhân vật văn học.
Cái chết của cụ Bơ-Men đã thắp lên sự sống cho Giôn-xi, cái chết như
vậy làm sao không lay động lòng người?
Câu 4. Trong giao tiếp, những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” dùng để làm gì? Mối quan hệ giữa người nói với người nghe.
+ Trong giao tiếp ta thường bắt gặp những câu nghi vấn như: Anh ăn com chưa? Cậu đọc sách đấy à? Em đi đâu đấy? Mục đích không nhằm dể hỏi mà để thay thế cho lời chào, hoặc tỏ sự thân thiện.
+ Môi quan hệ giữa người nói với người nghe ở đây thường là thân quen gần gũi.