SGK GDCD 8 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình trang 1
  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình trang 2
  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình trang 3
  • Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình trang 4
QUYỂN VÀ NGHĨA vụ
CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Nói về bổn phận của con đối với cha mẹ, ca dao Việt Nam có bài sau : Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Em hãy đọc hai mẩu chuyện sau :
Bố Tuấn đã mất, mẹ tần tảo nuôi hai anh em Tuấn ăn học. Ông bà nội của Tuấn đều đã già yếu. Tuấn lúc đó đang học ló’p 6 đã xin mẹ về ở hẳn với ông bà. Từ đó, Tuấn đi học xa hơn, nhớ nhà, nhớ mẹ và em, nhưng thương ông bà, Tuấn cố gắng vượt mọi khó khăn. Hằng ngày, Tuấn dậy sớm nấu cơm, mời ông bà dậy ăn cơm, cho lợn gà ăn rồi mới đi học. Mùa đông, Tuấn đun nước cho ông bà tắm. Vào những ngày nắng ấm, Tuấn dắt ông dạo chơi trên đường làng hoặc đến thăm bà con họ hàng. Ban đêm, Tuấn bê chõng nằm cạnh giường ông bà để tiện giúp ông bà khi cần.
Dù bận chăm sóc ông bà già yếu, Tuấn vẫn học giỏi và tham gia các hoạt động của trường.
Cụ Lam gần 80 tuổi, từ quê lên sống với người con trai cả ở thành phố. Số tiền bán nhà, vườn ở quê, anh con trai nói vay tạm của mẹ để xây nhà. Nhưng khi nhà xây xong, tất cả gia đình, con cái của anh ta ở tầng trên, tầng một thì cho thuê, còn cụ Lam thì anh ta cho ở một mình dưới bếp. Hằng ngày, đến bữa cơm, anh ta sai con mang xuống cho mẹ bát cơm và ít thức ăn. Cụ Lam sống mãi như thế, thấy buồn tủi quá, phải bỏ về quê sống với người con thứ.
Gợi ý
Em hiểu thế nào về bài ca dao trên ? Tinh cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?
Em đồng tình và không đồng tình với cách cư xử của nhân vật nào trong hai mẩu chuyện trên ? Vì sao ?
Em suy nghĩ gì về bổn phận, trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và vai trò của con cháu trong gia đình ? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không ? Em có thể tham gia như thế nào ?
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Pháp luật nước ta có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình như sau :
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà :
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo. vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con ; không được phân
biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.
- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
Quyền và nghĩa vụ của con, cháu :
Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
Tư liệu tham khảo :
Hiến pháp năm 2013
Điều 36 (trích)
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (trích)
Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc ; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; không phân biệt đối xử giữa các con.
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình ; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ ; thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
• Danh ngôn : "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn".
Hồ Chí Minh
- BÀI TẬP
Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hằng ngày (chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong công việc...).
Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em ?
Chi là một nữ sinh lớp 8. Một lần, Chi nhận lời đi chơi xa với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ Chi biết chuyện đó can ngăn và không cho Chi đi với lí do nhà trường không tổ chức và cô giáo chủ nhiệm không đi cùng. Chi vùng vằng, giận dỗi và cho rằng cha mẹ đã xâm phạm quyền tự do của Chi. Theo em, ai đúng, ai sai trong trường họp này ? Vì sao ? Nếu em là Chi thì em sẽ ứng xử như thế nào ?
Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuông và thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá rồi bị nghiện ma tuý...
Theo em, ai là người có lỗi trong việc này ? Vì sao ?
Lâm 13 tuổi. Một lần, Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều và đâm phải một người đi xe đạp làm người đó bị thương và hỏng xe. Lâm bị cơ quan công an tạm giữ. Khi cơ quan công an mời bố mẹ Lâm đến để giải quyết việc bồi thường cho người bị đâm xe thì bố mẹ Lâm không chịu đến và nói rằng, mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm.
Theo em, bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không ? Vì sao ?
Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hoà. Trong trường hợp đó em sẽ xử sự như thế nào để khắc phục sự bất hoà, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình ?
Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình và tìm biện pháp khắc phục những điều làm còn chưa tốt.