SGK GDCD 8 - Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

  • Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trang 1
  • Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trang 2
  • Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trang 3
  • Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trang 4
“15 PHÒNG NGỪA TAI NẠN vũ KHÍ,
CHÁY, Nổ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiến tranh đã kết thúc nhiều năm nhưng bom mìn, vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là ở những địa bàn đã diễn ra cuộc chiến ác liệt như tỉnh Quảng Trị. Theo số liệu của Sở Y tế Quảng Trị thì trong vòng 10 năm, từ năm 1985 đến năm 1995, số người bị chết và bị thương do bom mìn gây ra là 474 người, trong đó 25 người chết và 449 người bị thương.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, trong 5 năm, từ năm 1998 đến năm 2002, toàn quốc đã xảy ra 5871 vụ cháy, gây thiệt hại về tài sản lên tới 902.910 triệu đồng.
(Theo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy)
Tính từ năm 1999 đến năm 2002, theo thống kê chưa đầy đủ, trên cả nước đã có gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246 người tử vong. Riêng trong năm 2002, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra 29 vụ với 930 người bị ngộ độc, hai người bị tử vong. Nguyên nhân xảy ra ngộ độc là : do thực phẩm bị nhiễm khuẩn 13 vụ, do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 9 vụ, ngộ độc cá nóc 2 vụ, còn lại là các lí do khác.
(Theo báo Tuổi trẻ,
ngày 7-1-2003 và ngày 22-1-2003)
Gợi ý
Em nghĩ gì khi đọc những thông tin trên ?
Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào ?
Cần làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó ?
Em biết những quy định, những điều luật nào của nước ta về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?
đ) Những quy định đó được đặt ra để làm gì ?
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Ngày nay, con người vẫn luôn phải đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí,
cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội.	I
Để phòng ngừa, hạn chế các tai nạn đó, Nhà nước đã ban hành Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Hình sự và một số vãn bản quy phạm pháp luật khác, trong đó :
Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
Là công dân, học sinh cần phải :
Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên.
Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
- BÀI TẬP
Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người ?
Bom, mìn, đạn pháo ;
Lương thực, thực phẩm ;
Thuốc nổ ;
Xăng dầu ; đ) Súng săn ;
Súng các loại ;
Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu ;
Các chất phóng xạ ;
Chất độc màu da cam ;
k)	Kim loại thường ;
Thuỷ ngân.
Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra nếu :
Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí;
Chở thuốc pháo, thuốc nổ,... trên ô tô ;
Được tự do tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại.