SGK GDCD 8 - Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 1
  • Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 2
  • Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 3
  • Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 4
20 HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀXÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiến pháp năm 2013
Điều 37 (trích)
Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục ; Điều 119 (trích)
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất.
Mọi ỵăn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch (trích)
1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.
Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Điều 16. Quyền được học tập
Trẻ em có quyền được học tập.
Trẻ em học bậc Tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (trích)
Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc ; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau ; không phân biệt đối xử giữa các con.
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em [...] thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình [...].
Gợi ý
Trên cơ sở quyền trẻ em đã học, em hãy nêu một điều trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mà theo em đó là sự cụ thể hoá Điều 37 của Hiến pháp.
Từ Điều 37, Điều 119 của Hiến pháp và các điều Luật trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa Hiến pháp với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình ?
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước : bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.
Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt, được quy định trong Hiến pháp.
Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Tư liệu tham khảo :
Hiến pháp năm 2013
Điều 2 (trích)
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. [...]
’ 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Điều 120 (trích)
1. [...] Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Ill	- BÀI TẬP
Dưới đây là một số điều trong Hiến pháp năm 2013, em hãy sắp xếp các điều theo từng lĩnh vực : Chê' độ chính trị ; Chế độ kinh tế ; Văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ ; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; Tổ chức bộ máy nhà nước.
Điều 16 (trích). Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 50 (trích). Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, [...] thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Điều 58 (trích). Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Điều 33. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 32 (trích). Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 2 (trích). Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân [...] do Nhân dân làm chủ ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Điều 102 (trích). Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Điều 86. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Điều 69 của Hiến pháp năm 2013 quy định :
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Căn cứ vào Điều 69 trên, em hãy cho biết những cơ quan nào (Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ, Bộ Tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới đây :
Hiến pháp ;
Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ;
Luật Doanh nghiệp ;
Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng ; đ) Luật Thuế giá trị gia tăng ;
Luật Giáo dục.
Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ; cơ quan quản lí nhà nước ; cơ quan xét xử ; cơ quan kiểm sát. Hãy sắp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan nêu trên :
Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo.