SGK GDCD 8 - Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

  • Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác trang 1
  • Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác trang 2
  • Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác trang 3
xTÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài học hỏi kinh nghiệm đấu tranh và tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công. Bác Hồ là tấm gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới noi theo. Năm 1990, UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc) đã ra Nghị quyết công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hoá thế giới. Nghị quyết có đoạn viết : "... Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ".
Việt Nam có những di sản được công nhận là di sản vãn hoá thế giới như : Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mĩ Sơn, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc Cung Đình Huế...
Nền kinh tế Trung Quốc đang .trỗi dậy mạnh mẽ. Những nãm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh nhất thế giới và có sức cạnh tranh cao nhất khu vực. Trung Quốc đạt được những thành tựu đó một phần quan trọng là nhờ mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác, như cử người đi du học nước ngoài - cách làm từng được Nhật Bản áp dụng thành công ; phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng như của Hàn Quốc...
Hiện nay, hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển mạnh.
Gợi ý
Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới ? Em hãy nêu thêm một vài ví dụ.
Lí do qụan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ?
Theo em, chúng ta có cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới không ? Vì sao ?
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc ; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc ; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, vãn hoá, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.
Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
- BÀI TẬP
Em hãy nêu một số thành tựu về kinh tế, văn hoá..., các công trình tiêu biểu, phong tục tập quán tốt đẹp của một số nước mà em biết.
Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác trên thế giới ? Hãy nêu ví dụ.
Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em và nói rõ việc học hỏi đó có gì đúng, sai. Vì sao ? Hãy liên hệ bản thân xem có điều gì chưa đúng trong việc học hỏi các dân tộc khác và tìm biện pháp khắc phục.
Toàn và Hoà đang tranh luận với nhau. Toàn nói: "Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập". Trái lại, Hoà bảo : "Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập".
*
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
Em đồng ý hoặc không đồng ý với những việc làm nào dưới đây ? Vì sao ?
Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh ;
Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới ;
Chỉ xem phim, truyện của nước ngoài; không xem phim, truyện của Việt Nam ;
Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam ; đ) Chỉ dùng hàng ngoại, chê hàng của Việt Nam ;
Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam ;
Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác ;
Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài.