SGK GDCD 8 - Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

  • Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng trang 1
  • Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng trang 2
  • Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng trang 3
NGHĨA VỤ TỒN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN
NHÀ NƯỚC VÀ LƠI ÍCH CÔNG CỘNG
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên đường đến trường, Lan thấy một người đang đốt rừng làm rẫy. Đến lớp, Lan kể cho các bạn nghe. Có bạn đã trách Lan thiếu tinh thần trách nhiệm, không biết bảo vệ rừng - tài sản quý của Nhà nước. Nhưng Lan nghĩ đấy là. trách nhiệm của những người được giao quản lí tài sản và các cấp chính quyền ; chỉ các cán bộ kiểm lâm hoặc uỷ ban nhân dân mới có quyền can thiệp và xử lí những việc đó.
Gợi ý
Em hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai ? Vì sao ? Ở trường hợp Lan, em sẽ xử lí thế nào ?
Theo em, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dàn thể hiện như thế nào ?
Kể tên một số tài sản nhà nước mà em biết.
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Tài sản của Nhà nước gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.
Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dung vào mục đích cá nhân) tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
Nhà nước thực hiện quản lí tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân (tài sản nhà nước) ; tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
Tư liệu tham khảo :
Hiến pháp năm 2013
Điều 53
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.
Điều 56
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lí nhà nước.
• Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Điều 144. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (trích)
Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong cồng tác quản lí tài sản của Nhà nước, -vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- BÀI TẬP
Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.
Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.
Hỏi : a) Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao ?
Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao ?
Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào ?
Nhà nước ta có những biện pháp nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ? Cho một'ví dụ.