SGK GDCD 8 - Bài 4: Giữ chữ tín

  • Bài 4: Giữ chữ tín trang 1
  • Bài 4: Giữ chữ tín trang 2
  • Bài 4: Giữ chữ tín trang 3
Bài
GIỮ CHỮ TÍN
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong đời sống xã hội, một trong những cơ sở để tạo dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, đó là lòng tin. Nhưng, làm thế nào để có được lòng tin của mọi người ? Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc làm và cách xử sự của mỗi chúng ta. Có thể nêu ra đây một vài trường hợp :
Nước Lỗ có một cái đỉnhC) rất quý bị nước Tề bắt phải đem dâng. Vua Lỗ tiếc lắm, cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.
Vua Tề bảo : "Phải có Nhạc Chính Tử(	Hồi ở Pác Bó, một hôm, Bác chuẩn bị đi công tác, có một em bé trong số các em thường ngày quấn quýt bên Bác, đòi Bác mua cho một cái vòng bạc.
Hơn hai năm sau Bác trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác, hỏi thăm sức khoẻ Bác, không ai còn nhớ chuyện em bé đòi Bác mua quà năm xưa. Nhưng riêng Bác thì Bác vẫn nhớ đinh ninh. Bác từ từ mở túi, lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh và trao cho em bé. Bác bảo : "Cháu nó nhờ mua tức là nó muốn lắm. Mình đã hứa thì phải làm cho kì được, không làm được thì đừng có hứa". Bác bảo đấy là chứ "tín", cần giữ trọn.
(Theo Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986)
) đem đỉnh sang nói thì ta mới tin". Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến, bảo đi.
Nhạc Chính Tử hỏi : "Sao không đưa cái đỉnh thật ?"
Vua Lỗ nói : "Ta quý cái đỉnh ấy lắm".
Nhạc Chính Tử thưa : "Nhà vua quý cái đỉnh ấy thế nào thì tôi quý cái đức "tin" của tôi như thế".
Sau đó, Vua Lỗ phải đưa đỉnh thật, Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
(Theo Cổ học tinh hoa,
NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2002)
Trên thị trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải làm gì để giữ vững được lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng (người tiêu dùng) đối với họ. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong quan hệ hợp tác kinh doanh mà một trong hai bên không thực hiện những quy định được kí kết trong bản hợp đồng ?
Nếu một người, việc gì cũng chỉ làm qua loa, đại khái, không làm tròn trách nhiệm của mình với công việc được giao, thì người đó có nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của những người khác không ? Vì sao ?
Chú thích
Cái đỉnh : Đồ bằng đồng, thành hơi phình, miệng rộng, có ba chân, dùng để đốt hương trầm.
Nhạc Chính Tử: Người nước Lỗ, thời Xuân Thù (Trung Quốc). Ông là người rất trọng chữ tín.
Gợi ý
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta cần phải làm gì ?
Có ý kiến cho rằng : Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em có đồng tình với ý kiến đó không ? Vì sao ?
- NỘI DUNG BÀI HỌC
Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
- BÀI TẬP
Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ ìín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao ?
Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.
Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.
Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh - Giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.
đ) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.
Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình ■nên Nga đã quên mất.
Em hãy kể một vài ví dụ về biểu hiện của hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) mà em biết.
Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín thì cần phải làm gì ?
Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín.