SGK Tin Học 11 - Bài 3. Cấu trúc chương trình

  • Bài 3. Cấu trúc chương trình trang 1
  • Bài 3. Cấu trúc chương trình trang 2
  • Bài 3. Cấu trúc chương trình trang 3
§3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
cấu trúc chung
Nói chung, chương trình được viết bằng một ngôn ngữ lập trình bậc cao thường gồm phần khai báo và phần thân. Phần thân chương trình nhất thiết phải có. Phần khai báo có thể có hoặc không tuỳ theo từng chương trình cụ thể.
Khi diễn giải cú pháp của ngôn ngữ lập trình người ta thường sử dụng ngôn ngữ tự nhiên. Các diễn giải bằng ngôn ngữ tự nhiên được đặt giữa cặp dấu . Các thành phần của chương trình có thể có hoặc không được đặt trong cặp dấu [ và ].
Với quy ước trên, cấu trúc của một chương trình có thể được mô tả như sau: []
Các thành phần của chương trình
Phần khai báo
Có thể có các khai báo cho: tên chương trình, thư viện, hằng, biến và chương trình con.
Khai báo tên chương trình
Phần này có thể có hoặc không. Với Pascal, nếu có, phần khai báo tên chương trình bắt đầu bằng từ khoá program, tiếp đến là tên chương trình:
program ;
trong đó, tên chương trình là tên do người lập trình đặt theo đúng quy định về tên.
Ví dụ
program Phuong_trinh_B2; program vi_du;
Khai báo thư viện
Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có sẵn một số thư viện cung cấp một số chương trình thông dụng đã được lập sẵn. Để sử dụng các chương trình đó cần khai báo thư viện chứa nó.
Ví dụ. Khai báo thư viện
Trong Pascal:
uses crt;
Trong C++:
#include 
#include Cconio.h >
Thư viện crt trong Pascal hoặc stdio.h và conio.h trong C++ cung cấp các chương trình có sẵn để làm việc với màn hình và bàn phím. Ví dụ, muốn xoá những gì đang có trên màn hình:
Trong Pascal, sau khi khai báo thư viện crt, ta dùng lệnh:
clrscr;
Trong C++, sau khi khai báo thư viện conio.h, ta dùng lệnh:
clrscr();
Khai báo hằng
Ví dụ. Khai báo hằng
Trong Pascal:
'const MaxN = 1000;
PI = 3.1416;
KQ = 'Ket qua:';
Trong C++:
const int MaxN = 1000; const float PI = 3.1416; const char* KQ = "ketqua:";
Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình.
Khai báo biến
Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải được đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.
Ví dụ
Khi khảo sát phương trình đường thẳng ax + by + c = 0, các hệ số a, b, c có thể được khai báo như những biến đon.
Cách khai báo biến được trình bày riêng trong §5.
Khai báo và sử dụng chương trình con được trình bày trong chương VI.
Phần thân chương trình
Dãy lệnh trong phạm vi được xác định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc tạo thành thân chương trình.
Ví dụ. Thân chương trình trong Pascal:
Vĩ dụ chương trình đon giản
Dưới đây xét một vài ví dụ về những chương trình đơn giản.
Ví dụ 1. Chương trình sau thực hiện việc đưa ra màn hình thông báo
"Ầm chao cac ban!".
Trong Pascal
Trong C++
program vi_du; begin
writeln('Xin chao cac ban!');
end.
♦include void main()
{
printf("Xin chao cac ban!");
}
Phần khai báo chỉ có khai báo tên chương trình gồm tên dành riêng program và tên chương trình là vi du.
Phần thân chương trình chỉ có một câu lệnh writeln, đưa thông báo ra màn hình.
Phần khai báo chỉ có một câu lệnh include khai báo thư viện stdio.h.
Phần thân chương trình chỉ có một câu lệnh printf đưa thông báo ra màn hình.
Ví dụ 2. Chương trình Pascal sau đưa các thông báo "Xin chao cac ban!" và "Moi cac ban lam quen voi Pascal" ra màn hình.
begin
writeln('xin chao cac ban!'); writeln('Moi cac ban lam quen voi Pascal');
end.
Chương trình trên không có phần khai báo. Phần thân chương trình có hai câu lệnh đưa hai thông báo tương ứng ra màn hình.