Giải Địa Lý lớp 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

  • Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm trang 1
  • Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm trang 2
Bài 10. THựC HÀNH:
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU Đồ VỀ Sự THAY ĐỔI Cơ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY,
Sự TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA súc, GIA CẦM
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Hiểu về cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây và tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm nước ta qua các năm.
Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi.
gỢi ý nội dung THực hành
Bài 1. Hướng dẫn
Vẽ biểu đồ
Tính toán, chuyển bảng sô" liệu sang %. Từ bảng số liệu % vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
Vẽ hai hình tròn, bán kính theo quy ước của SGK. Trong mỗi hình tròn, các nhóm cây được thể hiện bằng các hình quạt có kí hiệu khác nhau.
Biểu đồ có tên và bảng chú giải thích hợp.
Nhận xét
Về sự thay đổi quy mô diện tích: căn cứ vào bảng số liệu tuyệt đốì đã cho, chỉ ra nhóm thay đổi nhiều nhất, nhóm thay đổi ít nhất từ năm 1990 đến 2002. Giải thích.
Về sự thay đổi tỉ trọng diện tích gieo trồng: căn cứ vào biểu đồ đã vẽ, chỉ ra nhóm thay đổi nhiều nhất, nhóm thay đổi ít nhất từ năm 1990 đến 2002. Giải thích.
Bài 2. Hướng dẫn
Vẽ biểu đồ
Vẽ hệ trục toạ độ, trục tung thể hiện giá trị %, trục hoành thể hiện năm.
Vẽ 4 đường tương ứng với tốc độ tăng của trâu, bò, lợn, gia cầm (có kí hiệu khác nhau). Cả 4 đường đều xuất phát từ một điểm trên trục tung (điểm xuất phát là 100%).
Có tên biểu đồ và bản chú giải thích hợp.
Giải thích
Đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất: thịt lợn và gia cầm là thực phẩm chính của nhân dân. Do nhu cầu về thực phẩm của người dân tăng nhanh nên đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh. Mặt khác, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi rộng rãi hai loại này.
Đàn trâu không tăng: trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo và phân bón. Do cơ giới hoá và hoá học hoá trong nông nghiệp ngày càng được tăng cường nên trâu được nuôi ít đi.